Đường giao thông nông thôn đã giúp bà con xã Mai Hịch huyện Mai Châu vận chuyển hàng hoá nông sản thuận tiện phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện có điều kiện tự nhiên khó khăn chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Do đó, việc phát triển giao thông nông thôn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, huyện tập trung chỉ đạo, phối hợp đồng bộ của cơ quan ban, ngành, đoàn thể tạo đồng thuận từ huyện đến cơ sở, khơi dậy tiềm lực trong nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Các địa bàn trong huyện đã tích cực phát huy nội lực thông qua các hình thức huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của; phát huy quy chế dân chủ các cấp, ngành, cơ sở đã công khai, minh bạch về tài chính và quyền tự quyết của nhân dân nên huy động được tối đa sức dân tham gia làm đường. Do vậy, bộ mặt nông thôn mới ở Mai Châu đã có những thay đổi cơ bản, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhất là hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp đã tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của huyện. Ông Hà Văn Nhiệu - ở xóm Bước, xã Xăm Khòe cho biết: Trong năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực của chính quyền huyện mà xóm Bước đã có đường bê tông để đi. Có đường, số lượng khách du lịch đến xóm dần tăng lên. Trước kia, vào mùa du lịch, nhà ông Nhiệu chỉ đón tiếp được khoảng 10 đoàn du lịch đến thăm quan. Năm vừa qua đã có vài chục đoàn đến, nghỉ lại, doanh thu của gia đình cao hơn mọi năm khoảng 10 triệu đồng nên cuộc sống của gia đình cũng đỡ khó khăn hơn.
Trong 5 năm qua, cùng với các dự án, chương trình làm đường giao thông của Trung ương, Mai Châu đã làm được 59,5 km quốc lộ, 59 km tỉnh lộ, 91 km đường huyện, 15,25 km đường liên xã, gần 329,5 km đường nội xóm. Riêng trong năm 2010 vừa qua, Mai Châu đã mở mới, nâng cấp khoảng 13 km đường trục huyện, liên xã; làm mới 7,5 km đường liên xóm, nội xóm; 29 cầu, cống; cứng hóa đường bằng bê tông nông thôn được tổng chiều dài hơn 16 km. Mai Châu đã trở thành huyện có phong trào phát triển giao thông nông thôn đứng thứ nhất trong các huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Ông Hà Hiển Nhiên - Trưởng phòng kinh tế và hạ tầng của huyện cho biết: Không huy động sức dân, đường giao thông ở Mai Châu không có được như bây giờ. Từ ngày có những con đường này, ô tô đã đến được với trung tâm các xã, vào tận xóm trong huyện. Giao thông thuận lợi là điều kiện cơ bản tạo cho giao thương hàng hóa, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, những con đường đã đẩy lùi dần phương thức sản xuất tự cung, tự cấp vốn có của bà con dân tộc, góp phần trong xóa đói, giảm nghèo của huyện.
Việt Lâm
(HBĐT)- Năm 2011, từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh ta được phân bổ cho vay 20 tỷ đồng thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
(HBĐT) - Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trên địa bàn, trong tháng 1/2011, tỉnh ta đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án các loại, với số vốn đăng ký 516,1 tỷ đồng.
(HBĐT) - Mô hình nuôi ba ba kết hợp nuôi nhím của gia đình ông Đỗ Mạnh Hùng ở khu I, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ dừng lại ở chăn nuôi nhỏ lẻ, ông đã đầu tư xây hệ thống chuồng, bể để mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay, thu nhập bình quân của gia đình ông từ nuôi ba ba và nhím trên 1, 5 tỉ đồng/năm.
Sau khi điều chỉnh tăng giá xăng dầu từ hôm (24/2), Bộ Tài chính sẽ thực hiện biện pháp giám sát mạnh để chống những hành vi lợi dụng tăng giá các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ bất hợp lý.
Việc hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống mức thấp nhất trong năm năm trở lại đây, theo Ngân hàng Nhà nước và các chuyên gia, các doanh nghiệp (DN) sản xuất sẽ không bị ảnh hưởng vì vốn sẽ được điều chuyển từ khu vực công sang khu vực tư nhân.
Bên lề Hội thảo quốc tế “chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam” sáng 24/2 tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn về tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ đang được thực thi nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2011.