Thị trường ngoại tệ tự do đã tạm dừng giao dịch mua và bán mấy ngày nay. Đây là dấu hiệu khả quan của các bộ, cơ quan liên ngành nhằm ngăn chặn những giao dịch trái phép và cũng là để dần ổn định thị trường ngoại hối. Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
PV: Trong mấy ngày qua, một số cửa hàng thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội đã dừng không giao dịch do sợ thanh tra, kiểm tra. Vậy Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đã phối hợp các bộ, ngành chức năng như thế nào để làm tốt vấn đề này?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Trong thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với Sở Công an, Sở Công thương thông qua Chi cục quản lý thị trường thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra trên thị trường. Chủ yếu là kiểm tra các hoạt động mua bán, kinh doanh ngoại tệ trái phép và những việc niêm yết hàng hóa, dịch vụ thực hiện dịch vụ mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ là những việc làm không đúng quy định của pháp luật và quy định về quản lý ngoại hối.
Trong thời gian qua, hình thức phối hợp liên ngành như vậy là rất hiệu quả và rất phù hợp với các quy định của pháp luật hiện nay. Việc một số cửa hàng kinh doanh vàng trong thời gian qua có hoạt động bán ngoại tệ không đúng theo quy định hoặc thu đổi ngoại tệ không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã kịp thời phát hiện và xử lý trường hợp đã phát hiện ra.
Mấy ngày gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa có hiện tượng là các cửa hàng mua bán kinh doanh vàng đóng cửa và Ngân hàng Nhà nước không cho phép họ mua bán ngoại tệ nên họ không có hoạt động mua bán đó. Tôi nghĩ đấy là ý thức rất tốt và là sự hiệu ứng của chính sách nói riêng và của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với quy định hiện nay.
Nhất là trong tình hình hiện nay khi cả nước đang thực hiện Nghị quyết 11/CP của Chính phủ, một trong những giải pháp, biện pháp của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Thành phố Hà Nội là tập trung tăng cường kiểm tra để các tổ chức cá nhân chấp hành đúng quy định trong đó chấp hành đúng các quy định về quản lý ngoại hối.
Trong thời gian tới, nếu tăng cường hơn nữa kể cả tần suất, kể cả chất lượng cũng như ý thức chấp hành của người dân Việt Nam nói chung và của các tổ chức cá nhân của Hà Nội nói riêng đối với việc chấp hành pháp luật và thì công tác quản lý ngoại hối sẽ tốt hơn và hiệu quả hơn, thị trường tiền tệ sẽ ổn định hơn.
PV: Bà vừa cho biết đã xử lý một vài trường hợp, vậy tính đến nay Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm mua bán ngoại hối?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện mấy năm nay, ví dụ năm 2010 đã kiểm tra gần 100 đơn vị và các tổ chức trong đó, xử lý vi phạm 44 doanh nghiệp, tổ chức có vi phạm, có liên quan không chấp hành đúng quản lý ngoại hối.
Cho đến ngày 9/3, chúng tôi có 44 đại lý thu đổi ngoại tệ đã được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
PV: Nếu tính cả cấp phép và không cấp phép thì trên địa bàn Hà Nội có khoảng bao nhiêu điểm thu đổi ngoại tệ?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Việc không cấp phép không nắm được, việc này phải qua kiểm tra mới phát hiện được, hoặc qua quản lý thị trường họ sẽ có thông tin. Một số thông tin đưa là có khoảng 1.000 điểm, tôi nghĩ đây chỉ là phỏng đoán thôi, còn không cấp phép thì làm gì có cơ sở chính xác.
PV: Với những trường hợp cấp phép nếu bị vi phạm thì mình có thu hồi giấy phép không?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Có chứ, những bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, một trong những nhiệm vụ, một trong những biện pháp mà chúng tôi đã đưa vào chương trình hành động là tăng cường kiểm tra. Nếu trong trường hợp họ không thực hiện đúng các quy định và không phù hợp với giấy phép thì chúng tôi sẽ thu hồi giấy phép.
PV: Những quầy thu đổi ngoại tệ mà vi phạm bán ngoại tệ cho khách hàng thì xử lý như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Chúng tôi sẽ xử lý theo các quy định về xử phạt theo Nghị định 202/CP của Chính phủ, trong trường hợp vi phạm với số lượng lớn, vi phạm nhiều lần thì thu hồi giấy phép.
Tuy nhiên, số lượng lớn chưa cụ thể hóa bởi vì tất cả các quy định vẫn đang nằm trong dự thảo và còn kiểm nghiệm qua thực tế để đề xuất, kiến nghị phù hợp. Một trong những kiến nghị phải luật hóa được tất cả hướng dẫn, chỉ thị của ngân hàng. Một số trường hợp sẽ phải xử lý hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
PV: Có một số thông tin nói là tiến tới xoá bỏ kinh doanh ngoại tệ tự do, bà nhận định về ý kiến này như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Thực ra đây là kế hoạch dài hơi của nhà nước về việc chống đô la hóa. Một trong những giải pháp chiến lược để thực hiện chống đô la hóa là làm thế nào để dồn về thị trường là thị trường chính thức. Tất cả giao dịch ngoại tệ đều thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là chiến lược rất lớn của Nhà nước, Nhà nước cũng đã giao cho ngành ngân hàng.
Trong giai đoạn 2011-2020, một trong những chiến lược của ngành ngân hàng là chống lại đô la hóa của Việt Nam. Đây là chiến lược, định hướng thì từng lộ trình, từng thời gian có biện pháp, cách làm cụ thể, đưa cơ chế, chính xác riêng của Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề này.
PV: Vậy người dân khi có nhu cầu đi du lịch, chữa bệnh, du học, đi công tác... ở nước ngoài có thể đến ngân hàng mua USD được không, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Mai Sương: Tất cả nhu cầu của người dân về đi chữa bệnh, du lịch ra nước ngoài... được phép của nhà nước, pháp luật thì các tổ chức tín dụng vẫn căn cứ vào cung ứng của từ ngân hàng để đáp ứng nếu như hợp pháp. Còn việc đáp ứng được 100% nhu cầu hay đáp ứng được bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng ngoại tệ của từng ngân hàng.
Về nguyên tắc, những nhu cầu hợp pháp phải đáp ứng nhưng còn tùy thuộc vào từng ngân hàng có đủ ngoại tệ không, ví dụ bạn đi công tác có quyết định cơ quan, có vé máy bay hay có hộ chiếu, ngân hàng biết chính xác là bạn được cơ quan cử đi nước ngoài thì trên nguyên tắc ngân hàng sẽ đáp ứng nhưng không quá số ngoại tệ mà Nhà nước quy định khi xuất cảnh./.
PV: Xin cảm ơn bà!
Theo TTXVN
(HBĐT) - Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi thả thủy sản toàn tỉnh trên 14.000 ha, nuôi cá lồng đạt trên 153.000 m3. Sản lượng cá gần 9,6 nghìn tấn, trong đó, cá nuôi trên 7,9 nghìn tấn và trên 1,7 nghìn tấn khai thác tự nhiên.
Đa số các siêu thị không điều chỉnh giá các mặt hàng tăng quá mạnh, nhờ đó, lượng khách đổ đến các siêu thị cũng tăng trong những ngày gần đây.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án "Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm" đang được thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Long An, Ðồng Nai và Lâm Ðồng (giai đoạn 2010 - 2011), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gia súc, gia cầm; đồng thời tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu là sản phẩm thịt tại các tỉnh thực hiện dự án.
Ngày 9-3, tỷ giá USD niêm yết tại các NHTM giảm nhẹ, còn 20.840 - 20.860 đồng/USD, giảm 45 đồng/USD so với trước đó. Cùng ngày, mặc dù giá vàng thế giới chỉ giảm nhẹ 2 USD/ounce xuống còn 1.426 USD/ounce so với trước đó, nhưng do nhu cầu của người dân đối với loại quý kim này sụt giảm mạnh, thanh khoản yếu nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh giá vàng miếng giảm mạnh.
Hàng loạt mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đã khiến nhiều trường mầm non phải điều chỉnh tiền ăn của trẻ tăng lên từ 2.000 - 4.000 đồng/bữa. Nhiều bậc phụ huynh cũng phải tính toán lại để giải bài toán cho con đi học trường mầm non công hay tư.
(HBĐT)- Ngày 9/3, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị sơ kết tình hình sản xuất vụ chiêm- xuân năm 2011 và triển khai Nghị quyết số 11/NQ- CP của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.