Trong bối cảnh các mặt hàng tăng giá, việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn đối với người tiêu dùng.

Trong bối cảnh các mặt hàng tăng giá, việc chi tiêu trở nên khó khăn hơn đối với người tiêu dùng.

(HBĐT)- Trong bối cảnh hàng loạt mặt hàng đang trên đà tăng giá, việc giải “bài toán” chi tiêu sao cho hợp lý nhất, với đa số người tiêu dùng đang trở nên khó khăn. Mỗi người một cách tính toán và mỗi quyết định đưa ra thường được người tiêu dùng lựa chọn dựa trên… túi tiền.

 

Tại hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các loại lương thực phẩm đều tăng chóng mặt. Có mặt tại chợ Thái Bình, ông Quách Đình Vương, tổ 10, phường Chăm Mát cho biết: Cả 5 người trong gia đình tôi đều là công nhân, với tổng thu nhập hàng tháng chỉ khoảng từ 7- 8 triệu đồng. Vì vậy, đứng trước thực trạng tăng giá đồng loat của nhiều mặt hàng, gia đình tôi buộc phải cắt giảm chi tiêu để cân bằng tài chính. Chị Phạm Thị Hoa, hiện đang sống tại tổ 8, xã Sủ ngòi  thở dài: Chồng làm nghề tự do, thu nhập không ổn định, mọi thứ đều tăng giá thật sự là nỗi lo không nhỏ với những người thu nhập thấp như chúng tôi. Mỗi  tháng tiền thuê nhà trọ đã mất 500.000 đồng, tiền đứa con đang học mẫu giáo thêm 500.000 đồng nữa, tiền chợ hàng tháng cũng mất hơn 2 triệu đồng.

Lo ngại “bão giá”, anh Nguyễn Văn Dũng, phường Thái Bình cho hay, mặc dù thu nhập của cả hai vợ chồng vừa được tăng thành 5 triệu đồng/tháng nhưng bà xã luôn cảnh báo anh phải tiết kiệm tối đa kẻo vung tay quá trán. Vợ anh Dũng bộc bạch: Hiện, tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại đã ngốn mất 3 triệu đồng. Tháng sau tiền phòng trọ, điện, nước đều tăng ít nhất 20%, rồi còn tiền dự phòng giỗ chạp, cưới hỏi, đành phải “thắt lưng, buộc bụng” mới đủ tiền chi tiêu.   

Còn với các sinh viên học xa nhà, việc giá cả tăng cũng khiến họ thực sự lo lắng. Bạn Bùi Thị Hiên, sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình tâm sự: Dù đã tiết kiệm hết mức, thế nhưng số tiền 1 triệu đồng mà gia đình gửi lên cho tháng này cũng không đủ. Giá cả leo thang, cơm bụi tăng từ 2.000- 3.000 đồng/đĩa, xăng tăng, giá nhà trọ cũng tăng giá, đây thật sự là lo lắng với sinh viên tụi em.

Không chỉ những sinh viên, người có thu nhập khiêm tốn tỏ ra hoang mang, lo lắng vì “bão giá” mà cả giới kinh doanh cũng khủng hoảng. Sau Tết, nhiều hàng quán, ngành dịch vụ bắt đầu có chiều hướng suy giảm lợi nhuận. Chi Nguyễn Thị Hoa, nhân viên một hàng ăn gần chợ Hữu Nghị tiết lộ: Từ cuối tháng 2, quán phải điều chỉnh tiết giảm lượng thực phẩm vì vắng khách.

Chủ một cửa hàng bán, sửa chữa linh kiện điện thoại di động ở gần chợ Thái Bình cho hay, doanh thu của tiệm đã sụt giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Chưa bao giờ tình hình lại ảm đạm đến mức này.

Giá cả các loại hàng hoá tăng nên sức mua ở chợ đều giảm. Đó là nhận xét chung của các Ban quản lý các chợ trên địa bàn thành phố trong mấy tháng vừa qua. Trong đó, các mặt hàng quần áo, giầy dép, dụng cụ học sinh là những mặt hàng giảm mạnh nhất. Ở các siêu thị, tình hình có vẻ khá hơn bởi việc tăng giá các mặt hàng có giảm số lượng hàng bán ra.

Chị Nguyễn Thị Hằng ở phường Phương Lâm cho biết: Một tháng thu nhập của 2 vợ chồng được hơn 4 triệu đồng. Thu nhập vẫn vậy, trong khi giá cả các mặt hàng đều tăng, trong thời kỳ thóc cao, gạo kém như hiện nay, gia đình chị buộc phải thắt chặt chi tiêu để “thích ứng” với điều kiện hiện tại. Trước kia thịt ít, ăn nhiều rau nhưng giờ, cả 2 đều phải xem xét. Trước kia chồng tôi thường ra ngoài ăn sáng nhưng giờ, chúng tôi thống nhất là mua mì tôm về ăn cho tiết kiệm. Theo tính toán của các bà nội trợ, chi phí cho một ngày ăn của gia đình gồm 5 người phải tăng đến 30% so với trước đây.

 

Trong thời “thóc cao, gạo kém” có biết bao nhiêu thứ cần phảo lo toan cho cuộc sống hằng ngày, giá cả tăng trong khi đồng tiền mất giá. Cơn “bão giá” đã thực sự trở thành nỗi lo lắng cho mỗi gia đình trong thời kỳ hiện nay.

 

 

                                                                    Thanh Tuyền (TTV)

 

Các tin khác

Theo một số chuyên gia, việc áp lãi suất huy động USD cao càng tạo thêm tâm lý găm giữ USD trong dân cư.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giải quyết việc làm sau thu hồi đất ở phường Hữu Nghị

(HBĐT) - Hữu Nghị là một trong những phường trọng điểm ở khu vực bờ trái sông Đà (TPHB). Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn phường đã triển khai nhiều dự án lớn như KCN. Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà... Các dự án đã thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp của phường.

Chống hạn cho cây trồng vụ chiêm- xuân gặp khó khăn

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, huyện Yên Thuỷ đã hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ chiêm - xuân, một số diện tích đất lúa bị hạn đã chuyển sang trồng màu, tiến độ gieo trồng cây màu cũng đang được đẩy nhanh. Vấn đề đặt ra hiện nay là trữ lượng nước ở hầu hết các hồ chứa đã gần với mực nước chết. Công tác chống hạn cho cây trồng đang gặp khó khăn.

Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về mặt hàng xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức SAFSA - một tổ chức tạo nên mối liên kết khách hàng ngay từ khâu đầu tiên.

Bắt đầu rà soát các dự án có vốn ngân sách

Ngày 10-3, chánh văn phòng Bộ Kế hoạch - đầu tư Tống Quốc Đạt cho biết một số đoàn đã lên đường tới các địa phương để rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn.

Xe ô tô ngoại lấn át xe nội

Trong khi các dòng xe ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước đang gặp khó khăn do nhu cầu sụt giảm, thì các dòng xe nhập khẩu lại tăng đột biến so với năm 2010. Những dòng xe ngoại đang lấn át xe nội.

Nhiều bộ, ngành vào cuộc triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP

Ngày 24/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Nhiều bộ, ngành đã tích cực triển khai Nghị quyết của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục