Doanh nghiệp dệt may cần tính toán cụ thể khi gia nhập SAFSA

Doanh nghiệp dệt may cần tính toán cụ thể khi gia nhập SAFSA

Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về mặt hàng xuất khẩu nếu gia nhập tổ chức SAFSA - một tổ chức tạo nên mối liên kết khách hàng ngay từ khâu đầu tiên.

 
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành dệt may đã khắc phục khó khăn và khởi sắc vào năm 2010 với xuất khẩu đạt 11,2 tỉ USD tăng hơn 23% so với năm 2009. Năm 2011 đặt ra của ngành là đạt 12,5 tỉ USD đến 13 tỉ USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tháng 1 và tháng 2 đạt hơn 2 tỉ USD, trong đó tháng 1 đạt hơn 1,2 tỉ USD, tăng 54% và đây cũng là con số kỷ lục của ngành.

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nguồn lao động dồi dào và người công nhân cần cù, có tay nghề cao. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong ngành dệt may của Việt Nam là sự thụ động quá lớn và nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là phải nhập khẩu.

Trong khi đó, nếu trở thành thành viên của SAFSA thì chúng ta sẽ không phải lo lắng đến vấn đề này. Tổ chức này sẽ giúp các doanh nghiệp may Việt Nam tháo gỡ khó khăn từ khâu mua nguyên phụ liệu đến khi may, thành phẩm và bán hàng.

Tổ chức này sẽ  giúp các doanh nghiệp may Việt Nam ổn định nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ chiếm 55% thị phần.

Gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có sự liên kết giữa các khâu nhuộm, dệt, thiết kế, may và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là khâu thiết kế, chúng ta sẽ tự thiết kế chứ không làm theo yêu cầu thiết kế của nước ngoài, điều đó có nghĩa là hạn chế các đơn hàng gia công, đem lại giá trị lợi nhuận thấp, trong khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế.

SAFSA đã có mặt tại Mỹ, các nước thành viên EU và hiện đã có mặt tại nhiều nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) - khu vực tiềm năng trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu để làm sợi dây liên kết giữa các công ty dệt may trên toàn cầu.

Rõ ràng, gia nhập SAFSA, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội đem lại hiệu quả kinh tế cao, chiến lược phát triển lâu dài và xây dựng thương hiệu dệt may Việt trên thị trường thế giới.

Theo bà Cao Thị Kim Oanh, phòng Thị trường, Tổng Công ty May 10 nhận định, tham gia SAFSA không chỉ là sự hội nhập của ngành may mặc Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng cường các mối quan hệ, nâng cao kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm toàn cầu và chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng hơn.

Tuy nhiên, chi phí cho việc trở thành một thành viên của SAFSA khá cao, khoảng 6.000 USD/năm (phí hội viên). Ngoài ra, còn có những khoản khác như: đánh giá chất lượng sản phẩm (1.750 USD); qui tắc ứng xử phải đóng góp vào SAFSA (1.500 USD)...

“Vì thế các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, tính toán giữa lợi nhuận mang về và chi phí khi là thành viên của SAFSA” - bà Oanh nói.

 

                                                                                  Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thị trường hàng công nghệ: Gia tăng khuyến mãi

Những đợt khuyến mãi từ các nhà phân phối và bán lẻ hàng công nghệ liên tục được tung ra để lôi kéo khách đến mua hàng. Theo một số nhà bán lẻ, mức độ cũng như cường độ khuyến mãi trong khoảng thời gian này nhiều hơn và dày hơn.

“Thực hiện nghiêm tiết kiệm 10% chi thường xuyên, không bố trí ngân sách cho những việc chưa thực sự cấp bách”

(HBĐT) - Phó Giám đốc Sở Tài chính Bùi Văn Khánh cho biết: Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBND tỉnh, Sở Tài chính đang khẩn trương soạn thảo hướng dẫn cụ thể hóa Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm 10% nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước đạt 485 tỷ

(HBĐT) - Theo ngành chức năng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh tháng 2/2011 ước đạt 485 tỷ đồng, bằng 98% so với tháng trước. Lũy kế 2 tháng ước đạt 980 tỷ đồng, thực hiện 16% kế hoạch năm.

Trên 4.900 con trâu, bò bị chết rét trong vụ đông xuân 2010-2011

(HBĐT) - Theo tổng hợp mới đây của Chi cục Thú y gửi Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 4.928 gia súc bị chết rét, chủ yếu là trâu, bò già và bê nghé non trong vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó, Lạc Sơn có 1402 con, Kim Bôi 928 con, Đà Bắc có 899 con, Tân Lạc 454 con, Lương Sơn 317 con, Yên Thủy 284 con, Cao Phong 204 con, Mai Châu 190 con, Kỳ Sơn 128 con, Lạc Thủy 72 con, Thành phố Hòa Bình 50 con.

“Gỡ khó” cho ngành thủy sản

(HBĐT) - Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi thả thủy sản toàn tỉnh trên 14.000 ha, nuôi cá lồng đạt trên 153.000 m3. Sản lượng cá gần 9,6 nghìn tấn, trong đó, cá nuôi trên 7,9 nghìn tấn và trên 1,7 nghìn tấn khai thác tự nhiên.

Vào siêu thị mua hàng để tránh “bão giá”

Đa số các siêu thị không điều chỉnh giá các mặt hàng tăng quá mạnh, nhờ đó, lượng khách đổ đến các siêu thị cũng tăng trong những ngày gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục