Giá vàng ghi nhận một phiên đổ dốc khá dài trong ngày 11.3. Tâm lý lo ngại của giới đầu tư, người dân đang lây lan và “đè” lên thị trường.

 

Gần sát giá thế giới

Đầu ngày 11.3, giá vàng trên thị trường giảm 180.000 đồng/lượng so với giá chiều ngày 10.3, xuống 37,27 triệu - 37,29 triệu đồng/lượng. Cầm cự khoảng 30 phút ở mức giá này, các đơn vị kinh doanh vàng liên tục thay đổi giá với xu hướng giảm nhanh. Đến 14 giờ 30, giá vàng về 36,8 triệu - 36,82 triệu đồng/lượng, mất đi 650.000 đồng/lượng so với ngày 10.3 và mất 470.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng thế giới gần hết ngày 11.3 chỉ quanh quẩn ở mức 1.414 USD/ounce (giảm khoảng 9 USD/ounce so với chiều 10.3). Cuối giờ chiều, giá vàng thế giới giảm xuống 1.409 USD/ounce, giá vàng trong nước tăng cũng tăng lại lên 37 triệu - 37,02 triệu đồng/lượng.


 Giá vàng liên tục giảm mạnh vào hôm qua do thị trường đang bị tác động tâm lý - Ảnh: D.Đ.Minh

Đại diện Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết lực bán vàng trên thị trường xuất hiện nhiều hơn, có sự tham gia của một số ngân hàng và “đại gia”, trong khi đó lực mua gần như không có. Nhiều tiệm vàng buộc phải điều chỉnh khoảng cách chênh lệch giữa giá mua bán khá xa, từ 200.000 - 400.000 đồng/lượng.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận xét: “Mấy ngày trước, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 600.000 đồng/lượng. Nhưng đến ngày hôm qua, giá vàng trong nước đã giảm nhanh và đang tiến gần với giá thế giới khi sức mua trên thị trường yếu và giá USD cũng giảm”.

Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết: “Trong cuộc họp với UBND TP.HCM tối ngày 10.3, Ngân hàng Nhà nước có kiến nghị UBND TP sau này tiến tới tịch thu số ngoại tệ mua bán trái phép, chứ hiện nay trong các văn bản chưa quy định việc tịch thu này mà chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Khi nào đoàn kiểm tra phát hiện việc mua bán ngoại tệ trái phép mới yêu cầu cá nhân khai nguồn gốc ngoại tệ. Các cá nhân, doanh nghiệp có ngoại tệ không buộc phải chứng minh nguồn gốc ngoại tệ khi bán cho ngân hàng. Pháp lệnh Ngoại hối hiện nay cho phép người dân sở hữu nguồn ngoại tệ, khi cần bán thì bán lại cho ngân hàng có chức năng kinh doanh ngoại tệ”.

Sự giảm giá của đồng USD trên thị trường đã tác động khá mạnh đến giá vàng. Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá USD tự do đã giảm khoảng 600 đồng/USD nhưng giá vàng giảm 800.000 đồng/lượng (giá thế giới tương đương).

Hiệu ứng

Ngày 10.3, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm mạnh huy động và cho vay bằng vàng theo quy định; Đồng thời phải báo cáo tình hình huy động và cho vay vốn bằng vàng; tình hình thực hiện số vốn đã huy động bằng vàng chuyển đổi thành tiền đồng và tất toán chậm nhất là ngày 30.6.

Qua ngày 11.3, giới kinh doanh bán mạnh vàng miếng ra làm cho vàng nhanh chóng giảm giá. Tuy nhiên, ở mức giá thấp, thị trường bắt đầu xuất hiện lực mua. Câu hỏi đặt ra là, liệu đây có phải là chiến thuật đánh xuống của giới kinh doanh vàng? Theo ông Tôn Thế Vĩnh Quyền - Giám đốc kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ, giá vàng thế giới dù giảm nhưng vẫn đang chờ các thông tin từ Trung Đông nên chưa có xu hướng rõ ràng. Vì vậy, việc ôm hàng là khá rủi ro. Giá vàng trong nước giảm nhanh do thị trường đang bị tác động tâm lý. Từ sau thông tin “tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng” rồi đến thông tin siết thị trường ngoại tệ khiến người mua lo sợ không bán được vàng sau này nên lực bán vàng trên thị trường mạnh, dẫn đến giá giảm nhanh.

Ông Trần Trọng Quốc Khanh - Giám đốc Trung tâm vàng Ngân hàng Á Châu cho biết các biện pháp của chính phủ đang có hiệu ứng trên thị trường vàng. Sự quản lý chặt chẽ thị trường ngoại tệ, hạn chế huy động ngoại tệ, người nắm giữ USD sợ thông tin “chứng minh nguồn gốc ngoại tệ” nên đã mang ngoại tệ vào gửi ngân hàng... đã làm giá ngoại tệ không còn sốt và giá vàng giảm theo.

 

                                                                        Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một số hộ dân bị thu hồi nông nghiệp ở phường Hữu Nghị đã dành tiền bồi thường chuyển nghề nghiệp hiệu quả.
Sau gieo cấy, người dân xã Lạc Lương (Yên Thuỷ) nỗ lực đưa nước vào chân ruộng hạn để trồng màu.
Doanh nghiệp dệt may cần tính toán cụ thể khi gia nhập SAFSA

Bắt đầu rà soát các dự án có vốn ngân sách

Ngày 10-3, chánh văn phòng Bộ Kế hoạch - đầu tư Tống Quốc Đạt cho biết một số đoàn đã lên đường tới các địa phương để rà soát toàn bộ các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn.

Xe ô tô ngoại lấn át xe nội

Trong khi các dòng xe ôtô lắp ráp, sản xuất trong nước đang gặp khó khăn do nhu cầu sụt giảm, thì các dòng xe nhập khẩu lại tăng đột biến so với năm 2010. Những dòng xe ngoại đang lấn át xe nội.

Nhiều bộ, ngành vào cuộc triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP

Ngày 24/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Nhiều bộ, ngành đã tích cực triển khai Nghị quyết của Chính phủ.

Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ tùy vào từng ngân hàng

Thị trường ngoại tệ tự do đã tạm dừng giao dịch mua và bán mấy ngày nay. Đây là dấu hiệu khả quan của các bộ, cơ quan liên ngành nhằm ngăn chặn những giao dịch trái phép và cũng là để dần ổn định thị trường ngoại hối. Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Thị trường hàng công nghệ: Gia tăng khuyến mãi

Những đợt khuyến mãi từ các nhà phân phối và bán lẻ hàng công nghệ liên tục được tung ra để lôi kéo khách đến mua hàng. Theo một số nhà bán lẻ, mức độ cũng như cường độ khuyến mãi trong khoảng thời gian này nhiều hơn và dày hơn.

“Thực hiện nghiêm tiết kiệm 10% chi thường xuyên, không bố trí ngân sách cho những việc chưa thực sự cấp bách”

(HBĐT) - Phó Giám đốc Sở Tài chính Bùi Văn Khánh cho biết: Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và UBND tỉnh, Sở Tài chính đang khẩn trương soạn thảo hướng dẫn cụ thể hóa Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc tiết kiệm 10% nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục