Ngày 24/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Nhiều bộ, ngành đã tích cực triển khai Nghị quyết của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước: Kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%

Để thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã khẩn trương tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, chặt chẽ và thận trọng; tăng cường hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống; kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các điều kiện và mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Cùng với đó, kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNĐ so với ngoại tệ, đồng thời kiểm soát được việc chuyển dịch tín dụng VNĐ sang ngoại tệ.

Ngoài ra, tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối.

Bên cạnh các giải pháp phát triển thị trường, sử dụng một số công cụ phái sinh nhằm góp phần điều hành tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ cho thực thi chính sách tiền tệ chủ động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng chủ động cân đối và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ. NHNN cũng sẽ thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, sử dụng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cả việc cho vay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, không cấp bách. Đồng thời đề xuất và triển khai ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý.

Ngành giao thông: Đẩy mạnh cắt giảm đầu tư công

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khẩn trương rà soát, sắp xếp, bố trí lại các nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao đầu năm để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011.

Đối với các công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ trưởng yêu cầu chưa khởi công các công trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách…

Bộ trưởng cũng yêu cầu thủ trưởng các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước trong ngành rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, bảo đảm giá thành sản phẩm, dịch vụ ở mức hợp lý; kịp thời báo cáo với Bộ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để kiến nghị các giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Ngành Hải quan: Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích

Việc cụ thể hoá Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về 6 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đang đặt ra rất khẩn trương đối với các Bộ, ngành; trong đó có hoạt động của ngành Hải quan. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, ngành đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát hạn chế nhập siêu, nhập khẩu các mặt hàng nhà nước không khuyến khích, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan.

Ngành Hải quan thực hiện có hiệu quả hướng dẫn triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu của Bộ Tài chính. Theo đó, cơ quan hải quan đã không giải quyết thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay về các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và kho ngoại quan.

Cùng với đó, để hạn chế nhập siêu, góp phần kiềm chế tăng giá tiêu dùng trong năm 2011, các mặt hàng xe máy, ôtô, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, sắt thép xây dựng, rượu bia và nhiều mặt hàng nhập khẩu khác tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt khi qua cửa khẩu hải quan.

Theo kế hoạch đề ra, ngành Hải quan theo sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính; căn cứ vào Quyết định 527/QĐ-BTC (ngày 1/3/2011) của Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị nội ngành thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về 6 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Cụ thể, các cục, vụ, đơn vị trong ngành phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Đối với nhóm giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng được Bộ Tài chính đề ra, ngành Hải quan phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương trong việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

Đối với nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm, ngành sẽ phối hợp với Bộ Công thương kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu...

Mặc dù có rất nhiều khó khăn, thách thức, song chúng ta tin tưởng rằng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự triển khai quyết liệt và đồng bộ của các cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, sự đồng thuận của mọi tầng lớp xã hội, Nghị quyết 11/NQ-CP sẽ được thực hiện thắng lợi, đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

                                                                            Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sở Tài chính chỉ đạo các phòng chức năng cắt giảm 10% ngân sách chi thường xuyên.
Chợ Phương Lâm với các loại hàng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Trên 4.900 con trâu, bò bị chết rét trong vụ đông xuân 2010-2011

(HBĐT) - Theo tổng hợp mới đây của Chi cục Thú y gửi Sở NN&PTNT, toàn tỉnh có 4.928 gia súc bị chết rét, chủ yếu là trâu, bò già và bê nghé non trong vụ đông xuân 2010-2011. Trong đó, Lạc Sơn có 1402 con, Kim Bôi 928 con, Đà Bắc có 899 con, Tân Lạc 454 con, Lương Sơn 317 con, Yên Thủy 284 con, Cao Phong 204 con, Mai Châu 190 con, Kỳ Sơn 128 con, Lạc Thủy 72 con, Thành phố Hòa Bình 50 con.

“Gỡ khó” cho ngành thủy sản

(HBĐT) - Định hướng đến năm 2020, diện tích nuôi thả thủy sản toàn tỉnh trên 14.000 ha, nuôi cá lồng đạt trên 153.000 m3. Sản lượng cá gần 9,6 nghìn tấn, trong đó, cá nuôi trên 7,9 nghìn tấn và trên 1,7 nghìn tấn khai thác tự nhiên.

Vào siêu thị mua hàng để tránh “bão giá”

Đa số các siêu thị không điều chỉnh giá các mặt hàng tăng quá mạnh, nhờ đó, lượng khách đổ đến các siêu thị cũng tăng trong những ngày gần đây.

Ðầu tư 250 tỷ đồng mở rộng các vùng chăn nuôi an toàn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án "Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm" đang được thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Long An, Ðồng Nai và Lâm Ðồng (giai đoạn 2010 - 2011), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gia súc, gia cầm; đồng thời tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu là sản phẩm thịt tại các tỉnh thực hiện dự án.

Giá vàng, USD tiếp tục đi xuống

Ngày 9-3, tỷ giá USD niêm yết tại các NHTM giảm nhẹ, còn 20.840 - 20.860 đồng/USD, giảm 45 đồng/USD so với trước đó. Cùng ngày, mặc dù giá vàng thế giới chỉ giảm nhẹ 2 USD/ounce xuống còn 1.426 USD/ounce so với trước đó, nhưng do nhu cầu của người dân đối với loại quý kim này sụt giảm mạnh, thanh khoản yếu nên hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh giá vàng miếng giảm mạnh.

Giá cả đã “ứng vào” bữa ăn của trẻ mầm non

Hàng loạt mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đã khiến nhiều trường mầm non phải điều chỉnh tiền ăn của trẻ tăng lên từ 2.000 - 4.000 đồng/bữa. Nhiều bậc phụ huynh cũng phải tính toán lại để giải bài toán cho con đi học trường mầm non công hay tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục