Cách đây gần chục năm, thực hiện chủ trương di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội đô TP.Hồ Chí Minh của Chính phủ, đồng thời với quyết tâm phải xây dựng cho được một hệ thống cảng biển mới hiện đại hơn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, lãnh đạo TPHCM đã quyết định phát triển cảng biển ở Hiệp Phước.

 

Hiệp Phước là mảnh đất phía nam TPHCM, có dòng sông rộng Soài Rạp chảy qua; nhưng do trên luồng có vài điểm cạn, nên sông Soài Rạp đã không được chọn làm luồng cho tàu biển vào sông Sài Gòn, thay vào đó hơn 100 năm qua là luồng sông Lòng Tàu được sử dụng.

Cảng Hiệp Phước.    Ảnh: Công toại
Cảng Hiệp Phước. Ảnh: Công toại

Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, TPHCM đã nạo vét thành công những điểm cạn này, với kế hoạch nạo vét sâu từ 8,5m đến 12m, cho phép sử dụng lại sông Soài Rạp cho hệ thống cảng biển Hiệp Phước có thể đón tàu trọng tải đến 80.000DWT ra vào, thông số này đối với luồng Lòng Tàu chỉ đáp ứng được 35.000DWT.

Cùng với luồng cho tàu vào Hiệp Phước, các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối đến đây cũng được TPHCM đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng. Thế nhưng kế hoạch này đang bị ách tắc, vì các ngành chức năng TP vẫn chưa cân đối được kinh phí xây dựng.

Trong khi đó, từ ngày 16.5.2009, Cảng Sài Gòn (CSG) đã khởi công xây dựng CSG-Hiệp Phước (tại Khu công nghiệp đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM), đích di dời đến của cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, chi nhánh CSG trên địa bàn quận 4, TPHCM. Theo ông Lê Công Minh - Tổng giám đốc CSG - cầu cảng số 3 dài 200m đã hoàn thành, cầu cảng số 2 dài 400m, 2 phao neo tàu 30.000DWT cùng với kho hàng rời và cần cẩu vạn năng... đến cuối năm nay sẽ được xây dựng và trang bị xong. Hiện CSG - Hiệp Phước đã sẵn sàng cho nhu cầu tiếp nhận tàu đến 50.000DWT.

Thế nhưng, đến nay cảng vẫn chưa có đường dẫn vào! Con đường kết nối từ đường nội bộ của Khu công nghiệp Hiệp Phước vào đến cảng dài hơn 1,5km, mấy năm qua chưa được xây dựng đồng bộ với việc hình thành khu cảng mới! Theo quy định của Chính phủ thì bên trong cảng tự lo, bên ngoài cảng (gồm đường, điện, nước, thông tin...) thì ngân sách nhà nước đảm bảo; vì thế, việc xếp dỡ, trung chuyển hàng hoá chỉ có thể thực hiện bằng đường thủy.

Để khỏi phải chịu tăng chi phí, khách hàng sẽ chọn các cảng khác có vị trí giao thông thuận lợi hơn, gây thiệt hại cho CSG-Hiệp Phước và lãng phí cho Nhà nước. Để giải quyết thực trạng này, CSG kiến nghị TPHCM xem xét cho cảng làm chủ đầu tư xây dựng 1,5km đường kết nối theo hình thức B-T, kinh phí huy động từ các nhà đầu tư tham gia vào các dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội hiện hữu, và sẽ được khấu trừ vào tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi dự án này được thực hiện. Kiến nghị này được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho các đơn vị liên quan nhanh chóng nghiên cứu. Nhưng trong khi đó, theo lãnh đạo Sở GTVT TPHCM, hiện UBND TPHCM đã thống nhất với đề nghị của Sở KHĐT là giao cho Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận - chủ đầu tư dự án - tự huy động vốn để làm đường.

TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính ứng vốn cho mượn, hoặc cho phép sử dụng trái phiếu chính phủ để trả lại vốn đầu tư. Khi việc chuyển đổi công năng các khu cảng hiện hữu hoàn tất, một phần chi phí thu được từ đây sẽ được hoàn trả cho Bộ Tài chính. Cũng theo lãnh đạo Sở GTVT cho biết, TPHCM đang thúc đẩy chủ đầu tư nhanh chóng triển khai dự án làm đường, đến nay Sở GTVT đã thông qua thiết kế cơ sở của toàn tuyến đường và 2 cây cầu trên tuyến. Theo đó, dự kiến nhanh nhất phải đến đầu năm 2013 đường bộ kết nối vào CSG-Hiệp Phước mới hoàn thành, làm chậm thêm tiến độ di dời CSG theo kế hoạch.

CSG-Hiệp Phước đang chờ một phương án làm đường kết nối nhanh nhạy và hiệu quả, để khu cảng mới này sớm thay thế vai trò khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, đồng thời tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.

 

                                                                                 Theo LaoDong

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục