Một số mặt hàng thiết bị điện, điện tử tại siêu thị Intimex (TPHB) đã dán tem CR.
(HBĐT) - Ngày 30/9/2009, Bộ trưởng Bộ KH &CN đã ký quyết định ban hành thông tư số 21 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiệt bị điện và điện tử. Quy chuẩn quy định các yêu cầu an toàn và yêu cầu về quản lý đối với các thiết bị điện và điện tử.
Theo quy định, từ ngày 15/9/2010, các thiết bị điện và điện tử gồm 6 mặt hàng: dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, dụng cụ điện đun nóng và chứa nước nóng, máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt điện sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (tem CR) và đăng ký hồ sơ chất lượng theo quy định. Quy định dán tem CR đã có hiệu lực kể từ tháng 9/2009 nhưng để các DN có thời gian chuẩn bị nên được gia hạn đến ngày 1/6/2010 và sau đó gia hạn tiếp đến ngày 15/9/2010. Sau nhiều lần gia hạn và sau gần 6 tháng thực hiện, trên thị trường vẫn còn nhiều mặt hàng chưa được dán tem.
Tìm hiểu thị trường hàng điện tử và thiết bị điện ở TPHB cho thấy, so với thời điểm trước ngày 15/9/2010 đã có những mặt hàng theo quy định được gắn dấu hợp quy, chủ yếu là nồi cơm điện, dụng cụ đun nước nóng tức thời nhưng cũng chưa nhiều. Một số mặt hàng khác có ít hoặc hầu như không có tem như: quạt điện, máy sấy tóc, ấm đun nước... Thực hiện công văn của Tổng cục TC -ĐL-CL về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm điện, điện tử, dây điện bọc nhựa PVC trên thị trường, trung tuần tháng 9/2010, Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra chất lượng các mặt hàng trên tại TPHB và các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi. Qua kiểm tra 19 cơ sở cho thấy, việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định nhưng việc gắn dấu hợp quy CR tại thời điểm kiểm tra đối với thiết bị điện, điện tử hầu hết chưa được thực hiện.
Trên thực tế, việc thực hiện dán tem hợp quy mặt hàng thiết bị điện và điện tử là quy định mới đối với cả người kinh doanh và người tiêu dùng. Tâm lý chung đã tồn tại từ lâu đó là việc mua bán sản phẩm chủ yếu dựa vào uy tín, thương hiệu của hàng hóa. Người đi mua hàng thường chỉ chú ý đến mẫu mã, giá cả mà ít khi hỏi về các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu các giấy tờ liên quan đến chất lượng đi kèm sản phẩm. Chị Đinh Thị Loan, phường Đồng Tiến (TPHB) cho biết: Tôi có nghe về việc quy định phải dán tem CR đối với hàng thiết bị điện nhưng thực sự cũng không để ý. Vì là phụ nữ nên cũng không hiểu biết lắm về kỹ thuật. Tôi cũng mới mua nồi cơm điện, máy sấy tóc nhưng đúng là không quan tâm đến có dán tem CR hay không vì mua của cửa hàng quen nên tin tưởng về chất lượng, tôi chỉ lựa chọn sản phẩm ưng về hình thức, giá cả phù hợp. ông Hoàng Sỹ Hùng, Phòng Quản lý chất lượng (Chi cục TC -ĐL-CL) cho rằng, bản thân người kinh doanh hiện nay cũng chưa quan tâm đến hồ sơ pháp lý của sản phẩm, thông thường chỉ có phiếu giao hàng, hóa đơn bán hàng, hướng dẫn sử dụng và phiếu bảo hành, chưa đầy đủ các giấy tờ như: phiếu thử nghiệm, giấy chứng nhận hợp quy, phiếu kiểm tra chất lượng... Qua công tác kiểm tra, nhìn chung, các cơ sở kinh doanh điện, điện tử chấp hành tốt việc ghi nhãn hàng hóa, đầy đủ hóa đơn, chứng từ nhập hàng. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện mới kiểm tra về thủ tục, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Do điều kiện về kinh phí, thiết bị kiểm tra chưa có nên việc lấy mẫu thử nghiệm, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu còn khó khăn, chưa thực hiện được.
Trước tình trạng thị trường vẫn còn hàng điện tử kém chất lượng, vi phạm về nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, yêu cầu phải được chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy (tem CR) đối với sản phẩm khi lưu thông trên thị trường là hết sức cần thiết đối với người tiêu dùng và thuận lợi cho việc quản lý những mặt hàng trên. Qua đó, góp phần giảm thiểu hàng giả, hàng kém chất lượng, làm minh bạch thị trường...
(HBĐT)- TPHB đã và đang triển khai nhiều dự án hạ tầng đô thị, các công trình trụ sở của các cơ quan, đơn vị... thị trường nhà đất cũng theo đó mà ngày càng trở nên sôi động. Khu đô thị mới thu hút các nhà đầu tư bất động sản và người có thu nhập cao, còn đất, nhà ở các KDC cũng không hề im ắng.
(HBĐT) - Không lãng phí khi sử dụng các thiết bị điện, chỉ mua sắm đồ đạc thật sự cần thiết, cân đối lại mức thu - chi trong tháng để có một khoản tiết kiệm định kỳ..., nhiều gia đình đang học cách “thắt lưng buộc bụng” để kiểm soát cuộc sống tốt hơn. “Khéo co thì ấm”, có nhiều thứ cần tiết kiệm để có thể sống “khỏe” trong thời giá cả tăng cao như hiện nay.
“Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc áp dụng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô”, đó là nhận định của các nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế nước ngoài, các tổ chức quốc tế về việc Chính phủ Việt Nam áp dụng 6 nhóm giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Trước tin đồn về việc một số chủ cửa hàng kinh doanh gạo dùng hương liệu để tạo mùi hương cho gạo, hoặc dùng các loại hóa chất để bảo quản gạo, PV laodong.com.vn đã khảo sát trên thị trường và thấy hiện trên thị trường có khá nhiều loại hóa chất phục vụ cho những mục đích này.
Tin từ Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, Uỷ ban Châu Âu (EU) sẽ chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá 10% đối với giày, mũ da nhập khẩu của VN kể từ ngày 31.3.
Mặc dù các cơ quan quản lý tăng cường việc kiểm tra niêm yết giá bằng ngoại tệ nhưng trên thị trường vẫn tràn lan cửa hàng niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ bằng USD, đặc biệt tại các công ty du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ làm đẹp, xe nhập khẩu...