Các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sở hữu hay huy động vàng, theo như lộ trình dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, sẽ dần dần được thu hẹp lại theo hướng quy cụm về một mối với vai trò điều tiết ngày càng rõ ràng của duy nhất một cơ quan quản lý nhà nước.

 

Vạch lộ trình cho vàng

Trong lúc có rất nhiều những thông tin cũng như dự báo về hướng quản lý hoạt động của thị trường vàng sẽ được đưa ra nghị định quản lý mới đang được NHNN dự thảo, báo cáo số 20 được cơ quan này đưa ra ngày 17.3 là thông tin có tính chính thức nhất về định hướng quản lý sắp tới đối với thị trường vàng cho đến thời điểm này, dù rằng vẫn đang dừng ở dự kiến.

Trong tương lai, việc kinh doanh vàng miếng sẽ được siết chặt.    Ảnh: KỲ ANH
Trong tương lai, việc kinh doanh vàng miếng sẽ được siết chặt. Ảnh: KỲ ANH

Như lộ trình dự kiến mà NHNN đưa ra trong báo cáo trên đây, hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường sẽ được quản lý theo hai lộ trình cụ thể. Ở giai đoạn đầu vốn có thể kéo dài 6 tháng đến 1 năm, Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu về vàng miếng của tổ chức, cá nhân nhưng không cho phép lưu thông vàng miếng trên thị trường tự do.

Thông tin được đông đảo người dân quan tâm là ở giai đoạn này, tổ chức và cá nhân nắm giữ vàng miếng được bán vàng miếng cho một số đầu mối thu mua do NHNN chỉ định nhưng không được phép mua lại. Các đầu mối sẽ do NHNN chỉ định và sau khi thu mua sẽ bán lại cho NHNN. Riêng các đầu mối thu mua là DN sản xuất vàng miếng được phép bán vàng cho các đơn vị vàng trang sức, mỹ nghệ làm nguyên liệu sản xuất. Ở giai đoạn này, nghiệp vụ huy động vàng của TCTD sẽ chính thức bị dừng lại.

Vai trò quản lý và điều tiết của NHNN sẽ ngày càng mạnh hơn với việc cơ quan này sẽ thu hồi giấy phép sản xuất vàng miếng đã cấp cho các DN. Các đầu mối thu mua vàng của NHNN đến giai đoạn này chỉ được phép bán vàng cho NHNN và không được phép bán lại cho các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ sẽ trông cậy vào nguồn vàng thu mua tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất. Chỉ khi có hợp đồng gia công với nước ngoài, các DN này được xem xét cho phép nhập khẩu vàng qua hình thức tạm nhập, tái xuất như các DN có vốn đầu tư nước ngoài. NHNN sẽ trực tiếp thực hiện việc nhập khẩu vàng hoặc thông qua các đầu mối chỉ định và bán lại cho DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong nước.

Phía sau thói quen tích trữ

Định hướng cấm kinh doanh vàng miếng và nhà nước sẽ thu mua vàng miếng theo giá quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích cho người dân, theo Hiệp hội các NĐT tài chính (Vafi) là một chính sách hay. “Nếu chúng ta sớm thực thi chính sách này thì dự trữ ngoại hối của Nhà nước tăng lên rất nhiều và sẽ không còn tình trạng thu mua và đầu cơ vàng miếng nữa” - Vafi nhận định. Tuy nhiên, Vafi cũng cho rằng, để giải pháp này được thực thi nghiêm thì NHNN cũng cần phải ban hành những quy định chống việc kinh doanh biến tướng vàng miếng ở dạng vàng trang sức. Hiện nay, các nước đang quản lý dòng tiền nhàn rỗi rất hiệu quả bằng hệ thống chính sách quản lý dòng tiền nhàn rỗi trong dân.

Không chỉ chống vàng hóa, Vafi cho rằng, cần có chính sách đồng nhất trong việc quản lý dòng tiền nhàn rỗi vào cả ba thị trường là vàng, ngoại tệ và BĐS. Những động thái gần đây của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường ngoại tệ tự do và đưa ra những chỉ dẫn về quản lý thị trường kinh doanh vàng miếng, theo Vafi đã có tác dụng tức thì trong chính sách ổn định tỉ giá và là hướng đi đúng trong việc hình thành một hệ thống chính sách đầy đủ để quản lý dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Sau vàng và ngoại tệ, cũng cấn có thêm chính sách chặn dòng tiền nhàn rỗi vào BĐS. Dòng tiền nhàn rỗi sẽ bị chặn ở đầu tư tích trữ vàng, ngoại tệ nhưng chưa bị chặn ở thị trường BĐS vì chính sách thuế hiện hành là rất thấp. “Bởi trước mắt, thị trường BĐS chưa thể xảy ra những con sốt nhưng trong tương lai, nếu chúng ta không thiết lập thuế tài sản trong kinh doanh và sở hữu đất đai thì BĐS sẽ là nơi đến lý tưởng của dòng tiền nhàn rỗi và như vậy, chúng ta chưa thể quản lý tốt dòng tiền nhàn rỗi và sẽ đẻ ra nhiều bất cập xã hội về vấn đề này” - Vafi nhấn mạnh.

                                                                              Theo Báo Laodong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân thị trấn Mường Khến tập trung chăm sóc cây màu vụ xuân.

Hàng điện tử chứng nhận hợp quy - nhiều mặt hàng chưa dán tem CR

(HBĐT) - Ngày 30/9/2009, Bộ trưởng Bộ KH &CN đã ký quyết định ban hành thông tư số 21 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiệt bị điện và điện tử. Quy chuẩn quy định các yêu cầu an toàn và yêu cầu về quản lý đối với các thiết bị điện và điện tử.

IMF khuyến nghị chính sách tiền tệ của Việt Nam

Ngày 23/3, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Trưởng Đại diện Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Benedict Bingham cùng đoàn công tác của IMF.

Thi công chậm gây lãng phí lớn

Cách đây gần chục năm, thực hiện chủ trương di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội đô TP.Hồ Chí Minh của Chính phủ, đồng thời với quyết tâm phải xây dựng cho được một hệ thống cảng biển mới hiện đại hơn, phục vụ kịp thời cho yêu cầu phát triển kinh tế, lãnh đạo TPHCM đã quyết định phát triển cảng biển ở Hiệp Phước.

Ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tự in hóa đơn

Ngày 23-3, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế và Công ty cổ phần ICEL đã giới thiệu phần mềm Smartkey, công cụ giúp doanh nghiệp (DN) in, quản lý, phát hành hóa đơn và chống hóa đơn giả nhằm thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Doanh nghiệp may mặc chủ động với tăng giá điện

(HBĐT) - Kể từ ngày 1/3, giá điện tăng 15,28% , trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp may mặc. Trong những tháng mùa khô, nếu cắt giảm điện thường xuyên do thiếu hụt mới là vấn đề các doanh nghiệp đáng quan tâm. Mặt khác, để chủ động với sản lượng điện thiếu hụt trong mùa khô tới, các doanh nghiệp đều có những phương án chủ động nhằm đảm bảo duy trì sản xuất.

Thị trường nhà đất TP Hòa Bình: Làn sóng ngầm sôi động

(HBĐT)- TPHB đã và đang triển khai nhiều dự án hạ tầng đô thị, các công trình trụ sở của các cơ quan, đơn vị... thị trường nhà đất cũng theo đó mà ngày càng trở nên sôi động. Khu đô thị mới thu hút các nhà đầu tư bất động sản và người có thu nhập cao, còn đất, nhà ở các KDC cũng không hề im ắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục