Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong quí đầu tiên của năm nay ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng tới 56,2%; thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 22%; lâm sản đạt 809 triệu USD, tăng 1,2%.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản đều tăng cả về luợng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Điển hình là mặt hàng caosu dẫn đầu về tăng trưởng giá trị xuất khẩu khi đạt 798 triệu USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái với khối lượng xuất khẩu là 179.000 tấn, tăng gần 50%.
Tiếp đến là mặt hàng điều, xuất khẩu được 28.000 tấn, giảm 9,8% về lượng nhưng vẫn thu về được 194 triệu USD, tăng 21,7%.
Riêng xuất khẩu càphê đã có sự bứt phá mạnh sau một năm sụt giảm cả về lượng và giá trị. Ba tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 504.000 tấn, đạt kim ngạch 1 tỷ USD, tăng trên 46% về luợng và gấp hơn 2 lần về giá trị.
Lý giải về sự chuyển biến này, ông Nguyễn Nam Hải, Tổng thư ký Câu lạc bộ càphê Việt Nam, cho biết biến đổi khí hậu và thiên tai đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới khiến nhiều nước, trong đó có những nước sản xuất càphê chủ lực của thế giới như Colombia, Brazil, bị mất mùa càphê, dẫn đến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá càphê tăng cao.
Giá trị xuất khẩu gạo trong quý đầu năm đạt 823 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Để khuyến khích xuất khẩu, hiện cả Thái Lan và Việt Nam đã hạ giá gạo xuất khẩu. Giá xuất khẩu bình quân trong hai tháng đầu năm đạt 505 USD/tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Indonesia vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ hàng đầu gạo Việt Nam, chiếm 39,2% tổng giá trị gạo xuất khẩu của cả nước./.
Theo TTXVN
Để thu hút khách và đón đầu mùa du lịch hè 2011, các hãng hàng không đang thực hiện chiến dịch khuyến mãi quy mô lớn với mức giảm giá vé máy bay hấp dẫn.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11/NĐ-CP của Chính phủ và những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và chỉ thị của Thống đốc ngân hàng cũng như sự chỉ đạo của UBND tỉnh cùng các văn bản của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong những ngày qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Đồng loạt các giải pháp được hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện như: lãi suất huy động vốn, thắt chặt dần tiền tệ... Mặc dù vậy, riêng với tỉnh ta, do nguồn vốn cho vay đều thuộc lĩnh vực sản xuất nên chủ trơng thắt chặt nguồn vốn không bị tác động mạnh.
(HBĐT) - Tính đến đầu tháng 3/2011, Hội CCB huyện Kim Bôi đã phối hợp với Ngân hàng CS-XH huyện xây dựng, củng cố 69 tổ tiết kiệm vay vốn, giải ngân nguồn vốn với tổng số tiền trên 32 tỉ đồng cho trên 4.000 hội viên vay vốn phát triển kinh tế.
(HBĐT)- Theo đánh giá của phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn, vụ chiêm- xuân 2011 diễn ra trong bối cảnh thời tiết tương đối thuận lợi, do đặc thù của huyện nên thường bắt đầu cấy vào trà chính vụ nên mặc dù giai đoạn gieo mạ gặp rét đậm, rét hại kéo dài khiến cho mạ phát triển kém nhưng sang đầu tháng 2, thời tiết ấm dần rất thuận lợi cho thời vụ cấy và làm đất trồng màu. Hầu hết diện tích lúa xuân trong kế hoạch của huyện kết thúc cấy trước 28/2 đảm bảo khung thời vụ tốt nhất. Đến 2/3, toàn huyện cấy được 1.974 ha lúa xuân, đạt 96% kế hoạch và gieo trồng được 1.48 ha cây màu các loại, đạt 57,5% kế hoạch. Đặc biệt, năm nay, huyện chủ trương chuyển đổi mạnh cơ cấu giống lúa, giảm dần các giống Q5 và khang dân để đưa các giống lúa lai có chất lượng cao như giống lúa lai TBR36, giống lúa lai 3 dòng TQ725 và giống lúa BC15 vào gieo cấy. Trong đó, huyện chỉ đạo đưa giống lúa BC15 vào cấy tại 12/20 xã, thị trấn với chủ trương huyện hỗ trợ giống và kỹ thuật.
Chiều 25/3, tại Hà Nội, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) đã chính thức công bố Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) cấp địa phương năm 2010.
Xuất khẩu đồ gỗ của VN năm 2010 đạt kỷ lục với hơn 3,4 tỉ USD, nhưng ngành gỗ VN vẫn phát triển thiếu bền vững, sức cạnh tranh yếu và ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu.