Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên lúa xuân tại huyện Lương Sơn.

Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên lúa xuân tại huyện Lương Sơn.

(HBĐT)- Theo đánh giá của phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn, vụ chiêm- xuân 2011 diễn ra trong bối cảnh thời tiết tương đối thuận lợi, do đặc thù của huyện nên thường bắt đầu cấy vào trà chính vụ nên mặc dù giai đoạn gieo mạ gặp rét đậm, rét hại kéo dài khiến cho mạ phát triển kém nhưng sang đầu tháng 2, thời tiết ấm dần rất thuận lợi cho thời vụ cấy và làm đất trồng màu. Hầu hết diện tích lúa xuân trong kế hoạch của huyện kết thúc cấy trước 28/2 đảm bảo khung thời vụ tốt nhất. Đến 2/3, toàn huyện cấy được 1.974 ha lúa xuân, đạt 96% kế hoạch và gieo trồng được 1.48 ha cây màu các loại, đạt 57,5% kế hoạch. Đặc biệt, năm nay, huyện chủ trương chuyển đổi mạnh cơ cấu giống lúa, giảm dần các giống Q5 và khang dân để đưa các giống lúa lai có chất lượng cao như giống lúa lai TBR36, giống lúa lai 3 dòng TQ725 và giống lúa BC15 vào gieo cấy. Trong đó, huyện chỉ đạo đưa giống lúa BC15 vào cấy tại 12/20 xã, thị trấn với chủ trương huyện hỗ trợ giống và kỹ thuật.

 

Đến trung tuần tháng 3, toàn bộ diện tích lúa xuân đang trong giai đoạn đẻ nhánh, tuy nhiên, từ giữa tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện liên tiếp có các đợt không khí lạnh kèm mưa phùn, thời tiết ẩm ướt tạo thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Qua kiểm tra đồng ruộng của phòng NN&PTNT huyện, hầu hết trên các xứ đồng đã xuất một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa như bệnh vàng lá, đạo ôn, rầy, bọ trĩ, ốc bươu vàng và chuột. Trong đó, đối tượng ốc bươu vàng với tập tính sinh sản nhanh, phát triển lây lan nhanh đã gây hại mạnh trên lúa xuân, nhất là các diện tích ven sông, suối, kênh mương. Theo Trạm BVTV huyện, đến ngày 10/3, toàn huyện đã có 535 ha lúa xuân bị ốc bươu vàng hại, trong đó, diện tích hại nhẹ là 192 ha, diện tích hại trung bình là 225 ha và diện tích hại nặng là 120 ha, tập trung tại 12 xã là: Hợp Hoà, Cư Yên, Nhuận Trạch, Cao Thắng, Thanh Lương, Hợp Thanh, Long Sơn, thị trấn, Cao Răm, Thành Lập, Tân Vinh với mật độ trung bình 30 – 50 con/m2, cá biệt có nơi lên đến 100 con/m2.

 

Để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ cây trồng, hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ xuân 2011, UBND huyện đã có công văn về việc tăng cường chăm sóc lúa, trồng màu, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất vụ xuân 2011 gửi tới các xã, thị trấn yêu cầu xã, thị trấn, HTX, hộ nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, dự tính, dự báo sâu bệnh, phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý không để lây lan thành dịch. Tăng cường chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, màu sinh trưởng, phát triển thuận lợi với quan điểm: lấy năng suất bù vào diện tích thiếu hụt so với kế hoạch do bị hạn. Đặc biệt chú trọng phòng trừ ốc bươu vàng kịp thời và công tác kiểm tra phát hiện bệnh lùn sọc đen hại lúa xuân, bệnh đạo ôn trên diện tích cấy giống BC15 và các đối tượng dịch hại khác theo hướng dẫn của ngành NN&PTNT huyện. Tổ chức kiểm tra các hồ, đập, bai chứa nước, khơi thông mương tưới, bảo vệ các công trình thuỷ lợi, điều tiết nước tiết kiệm kết hợp bón thúc để cây lúa đẻ nhánh đạt lỷ lệ dảnh hữu hiệu và quá trình phân hoá đòng thuận lợi. Riêng 120 ha lúa xuân bị nhiễm ốc bươu vàng hại nặng, UBND huyện đã hỗ trợ 50% tiền mua thuốc đặc trị Clodan super 700WP để khẩn trương phun thuốc diệt trừ ốc bươu vàng với tổng số tiền hỗ trợ gần 12 triệu đồng. Đồng thời, Trạm BVTV phối hợp với phòng NN&PTNT huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con nông dân ở 12 xã, thị trấn có diện tích hại nặng cách phun thuốc kết hợp với phương pháp bắt thủ công diệt ốc bươu vàng nhanh và hiệu quả nhất. Qua 3 ngày 14- 16/3, bà con nông dân tập trung phun thuốc kết hợp các biện pháp bắt thủ công, đến ngày 21/3, cơ bản toàn bộ diện tích ốc bươu vàng hại đã được phun và bắt thu gom hết.

 

Tuy nhiên, ông Phạm Văn Đại, trạm trưởng trạm BVTV huyện cho biết: Theo dự báo từ cuối tháng 3, tháng 4 có nắng cường độ lớn đột ngột, dễ dẫn đến tình trạng hạn giữa vụ và ảnh hưởng đến giai đoạn phân hoá đòng của lúa. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn nở rộ của rầy lứa 3 và các loại sâu bệnh hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn gây hại trên các trà lúa. Ốc bươu vàng cơ bản đã diệt xong, hiện tại, các địa bàn bắt đầu tập trung phun thuốc phòng trừ rầy và lùn sọc đen. Trước mắt, Trạm đã giao thuốc trừ rầy cho các xã, thị trấn để tập trung phun phòng trừ rầy. Đồng thời, duy trì theo dõi chặt mật độ trưởng thành vào bẫy đèn và theo dõi rầy di trú, nhất là các vùng có ổ lùn sọc đen để có biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm đảm bảo lúa xuân sinh trưởng, phát triển thuận lợi, đạt năng suất, sản lượng kế hoạch đề ra.

 

                                                                                           Đỗ Hà

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đồng tình với các báo cáo của Chính phủ, Nhà nước

Dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, chiều 25/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến vào các báo cáo nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Giảm nghèo hỗ trợ mô hình trồng giống mây lai K83 tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 25/3, trạm KN huyện Tân Lạc đã mở lớp tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật mô hình trồng giống mây lai K83 (giống mây Thái Bình) tới 80 hộ nông dân tham gia.

Giao ban dự án giảm nghèo quí I năm 2011

(HBĐT) - Ngày 25/3, BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đã tổ chức giao ban đánh giá hoạt động quý I - năm 2011.

Mai Châu thành công bước đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT)- Cánh đồng xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) đang bước vào vụ mới. Đã quá buổi trưa, nhà nhà còn mải miết thu nốt lứa cải bắp, đậu cô ve kịp mang ra bán chợ ngoài thị trấn buổi chiều. Mùa này, cây ngô, đậu cũng đã lên xanh, bà con tập trung vun gốc, đưa nước từ các mỏ về đồng. Ông Khà Văn Bui - Trưởng xóm cho hay: Piềng Phung ít ruộng, chỉ cấy được vụ lúa. Vụ chiêm- xuân gần như toàn bộ diện tích cấy lúa của xóm bị hạn, bà con trong xóm chuyển sang trồng rau, màu. Cùng với tích cực chuyển đổi, tăng hiệu quả sử dụng đất, giá trị kinh tế mang lại cho bà con cũng rất đáng kể.

Đà Bắc: Chủ động Giữ nước để sản xuất bền vững

(HBĐT)- Xóm Bản Hạ và U Quang là hai xóm khó khăn nhất của xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Do địa hình nhiều đồi núi dốc nên hàng năm thường xảy ra thiếu nước nuôi lúa. Sau mỗi trận mưa, nước lại thoát ra ngoài suối. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi cấy xong UBND xã tuyên truyền vận động các hộ gia đình tận dụng mọi nguồn nước để đưa vào ruộng; dùng cây tre, nứa làm guồng nước để bơm từ suối vào ruộng. Để giữ nước các hộ be bờ ruộng cẩn thận, nện đất chặt để nước không thoát ra ngoài.

Điều chỉnh trên 1.160 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất

(HBĐT)- Đó là nội dung vừa Công văn số 288/BNN-TCLN của Bộ NN& PTNT về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh. Theo đó, Bộ nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh về việc điều chỉnh 1.160,3 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất để phát triển KT- XH địa phương. Diện tích rừng phòng hộ này nằm rải rác trên địa bàn 7 huyện của tỉnh, thuộc cấp phòng hộ ít xung yếu, có vị trí thuận lợi giao thông và khu dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục