Chiều 25/3, tại Hà Nội, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) đã chính thức công bố Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) cấp địa phương năm 2010.

 

Đây là kết quả dự án nghiên cứu của Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế do Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhóm nghiên cứu cho biết, mục tiêu của báo cáo hướng tới là cố gắng đưa ra một công cụ nhằm xác định được mức độ HNKTQT của mỗi địa phương trong tổng thể nền kinh tế đang hội nhập ngày một sâu rộng hiện nay của nước ta, cụ thể hơn đó là những tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho hội nhập và phát triển bền vững.

Báo cáo cho thấy các chuyên gia đã tập trung phân tích các chỉ số thương hiệu thành phố, chỉ số hội nhập kinh tế tổng hợp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ số hội nhập nền kinh tế Bắc Mỹ, chỉ số Hội nhập Wantanabe Kanji, chỉ số phát triển kinh tế bền vững... Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình liên quan, các chuyên gia xây dựng một mô hình chỉ số riêng phục vụ cho công tác đánh giá năng lực hội nhập kinh tế của các địa phương.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhận xét, tuy báo cáo còn

Theo báo cáo, nhóm các địa phương có năng lực hội nhập KTQT tốt bao gồm: Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hoà, Bình Dương, Thanh Hoá, Đồng Nai, An Giang, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh.
Các địa phương có năng lực hội nhập KTQT khá bao gồm: Bình Định, Long An, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Phú Yên, Hải Dương, Bình Thuận, Ninh Bình, Lào Cai, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Lạng Sơn, Bắc Ninh.

nhiều thiếu sót và hạn chế về xác định cách tính và quy trình tính các chỉ tiêu, song có thể nói đây là một nghiên cứu công phu, đòi hỏi nhiều công sức tìm tòi, nghiên cứu. Báo cáo cho thấy sự nỗ lực của nhóm các chuyên gia thực hiện. Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương thì cho rằng, đây là một báo cáo được nghiên cứu khá nghiêm túc. Báo cáo đã đưa ra được đánh giá mức độ hội nhập của các địa phương thông qua việc đo lường dựa trên cách tiếp cận về dịch chuyển nguồn nhân lực giữa các địa điểm về mặt số lượng, chất lượng, cường độ để thấy được mức độ mạnh hay yếu của việc hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, theo ông thay vì đưa ra 8 tiêu chí gọi là 8 trụ cột riêng, nên có một tiêu chí chung để thuận lợi hơn cho việc so sánh giữa các địa phương.

Từ những ý kiến trên cho thấy, cho dù báo cáo vẫn còn có những hạn chế, song đây có thể là nguồn tham khảo tốt cho các địa phương trong việc đưa ra các lựa chọn chính sách hội nhập và phát triển cho mình trên cơ sở năng lực hiện có. Hơn thế, kết quả nghiên cứu này giúp NCIEC có những đánh giá khách quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách hội nhập kinh tế và hỗ trợ các địa phương triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

 

                                                                         Theo Báo ĐCSVN


 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu.

Dự án Giảm nghèo hỗ trợ mô hình trồng giống mây lai K83 tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 25/3, trạm KN huyện Tân Lạc đã mở lớp tập huấn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật mô hình trồng giống mây lai K83 (giống mây Thái Bình) tới 80 hộ nông dân tham gia.

Giao ban dự án giảm nghèo quí I năm 2011

(HBĐT) - Ngày 25/3, BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đã tổ chức giao ban đánh giá hoạt động quý I - năm 2011.

Mai Châu thành công bước đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT)- Cánh đồng xóm Piềng Phung, xã Nà Phòn (Mai Châu) đang bước vào vụ mới. Đã quá buổi trưa, nhà nhà còn mải miết thu nốt lứa cải bắp, đậu cô ve kịp mang ra bán chợ ngoài thị trấn buổi chiều. Mùa này, cây ngô, đậu cũng đã lên xanh, bà con tập trung vun gốc, đưa nước từ các mỏ về đồng. Ông Khà Văn Bui - Trưởng xóm cho hay: Piềng Phung ít ruộng, chỉ cấy được vụ lúa. Vụ chiêm- xuân gần như toàn bộ diện tích cấy lúa của xóm bị hạn, bà con trong xóm chuyển sang trồng rau, màu. Cùng với tích cực chuyển đổi, tăng hiệu quả sử dụng đất, giá trị kinh tế mang lại cho bà con cũng rất đáng kể.

Đà Bắc: Chủ động Giữ nước để sản xuất bền vững

(HBĐT)- Xóm Bản Hạ và U Quang là hai xóm khó khăn nhất của xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Do địa hình nhiều đồi núi dốc nên hàng năm thường xảy ra thiếu nước nuôi lúa. Sau mỗi trận mưa, nước lại thoát ra ngoài suối. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, sau khi cấy xong UBND xã tuyên truyền vận động các hộ gia đình tận dụng mọi nguồn nước để đưa vào ruộng; dùng cây tre, nứa làm guồng nước để bơm từ suối vào ruộng. Để giữ nước các hộ be bờ ruộng cẩn thận, nện đất chặt để nước không thoát ra ngoài.

Điều chỉnh trên 1.160 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất

(HBĐT)- Đó là nội dung vừa Công văn số 288/BNN-TCLN của Bộ NN& PTNT về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh. Theo đó, Bộ nhất trí với đề nghị của UBND tỉnh về việc điều chỉnh 1.160,3 ha đất rừng phòng hộ sang quy hoạch rừng sản xuất để phát triển KT- XH địa phương. Diện tích rừng phòng hộ này nằm rải rác trên địa bàn 7 huyện của tỉnh, thuộc cấp phòng hộ ít xung yếu, có vị trí thuận lợi giao thông và khu dân cư.

Kinh nghiệm nuôi ếch của ông Vòng

(HBĐT)- Nắm bắt thấy ếch là một mặt hàng mới, thuộc loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu chất đạm, chi phí đầu tư thấp, thời gian nuôi ngắn, cho lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Trần Văn Vòng, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) đã mạnh dạn đầu tư nuôi ếch. Theo giới thiệu của người bạn, ông Vòng đã về tận tỉnh Hà Tĩnh để mua ếch giống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục