Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng cao, song với sự nỗ lực không ngừng, ngành công nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong quý I/2011. Kết thúc quý I/2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%.

 

Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến quý I tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất, phân phối điện, nước tăng 9,2%; ngành công nghiệp khai thác tăng 1,9%.

Kết thúc quý I/2011, các sản phẩm công nghiệp hầu hết vẫn giữ được đà tăng trưởng. Sản xuất của một số ngành công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất đồ uống không cồn tăng 42,9%; sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 36,5%; sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sứ dùng trong xây dựng) tăng 31,1%; sản xuất sắt, thép tăng 23,5%; sản xuất trang phục (trừ quần áo da lông thú) tăng 20,5%; sản xuất sợi và dệt vải tăng 20,1%; sản xuất đường tăng 19,9%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 19%; sản xuất giày, dép tăng 18,2%; sản xuất bia tăng 18%...

Một số ngành công nghiệp có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 9,7%; chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản 9,4%; sản xuất, tập trung và phân phối điện tăng 9,1%; sản xuất xi măng tăng 9,1%.

Cũng trong quý I/2011, chỉ số tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng cao. Trong đó, một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 59,5%; đồ uống không cồn tăng 52,1%; đồ gốm, sứ xây dựng không chịu lửa tăng 36,1%; sắt, thép tăng 30,2%; xe có động cơ tăng 30,1%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 28,9%.....

Do sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ nên số lao động của lĩnh vực này vẫn duy trì ổn định. Theo kết quả điều tra lao động của 4221 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng 3 của các doanh nghiệp trên tăng 1% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 1% và khu vực FDI tăng 1,6%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2%; ngành công nghiệp khai thác giảm 0,2%; ngành điện, nước biến động ít.

Cũng theo kết quả điều tra trên, biến động lao động công nghiệp tháng 3 so với tháng trước của một số tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Dương tăng 2,9%; Bắc Ninh tăng 5,3%; Vĩnh Phúc tăng 0,7%; Đồng Nai tăng 1,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1%; Đà Nẵng tăng 0,5%; Hà Nội giảm 0,2%; Bình Dương tăng 1,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,9%; Hải Phòng tăng 1,1%.

 

                                                                             Theo Báo ĐCVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Không tăng giá xăng, dầu như tin đồn thất thiệt

(HBĐT) - Sau 1 tuần kể từ đợt tăng giá xăng, dầu vào ngày 29/3, người dân trong tỉnh thêm một phen nháo nhác trước thông tin mặt hàng xăng, dầu bước vào đợt tăng giá mới - giá xăng, dầu có thể tăng “chóng mặt” với trên 30.000 đồng/lít xăng, dầu. Trong khoảng 19h – 21h 30 phút tối qua (4/4), các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn toàn tỉnh đông nghẹt khách mua, cảnh tượng chen chúc, xô đẩy để đổ xăng, dầu diễn ra trong hơn 3 tiếng đồng hồ.

Phát triển dịch vụ góp phần nâng cao tính chủ động tại PVN

Không phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài, ngoài ngành, phát huy nội lực, chủ động đảm nhận các công trình dầu khí đã được các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện tốt trong những năm qua. Đó cũng là kết quả khả quan sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 233 của Đảng ủy Tập đoàn về “phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn”.

Các doanh nghiệp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

Là những địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung, với số lượng doanh nghiệp khá lớn, trong thời gian này, các doanh nghiệp ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu đang tập trung cao độ thực hiện các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

EVN đình hoãn, giãn tiến độ đầu tư 12.572 tỷ đồng

Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đình hoãn, giãn tiến độ gần 300 công trình, hạng mục công trình với tổng số tiền 12.572 tỷ đồng, so với kế hoạch đầu tư năm 2011 là 65.875 tỷ đồng.

Từ 1/5/2011, lương tối thiểu chung là 830.000 đồng/tháng

Ngày 4/4, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định số 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2011 là 830.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng so với mức lương 730.000 hiện đang áp dụng.

Bắc Sơn bước đầu cải tạo thành công đàn bò vàng địa phương

(HBĐT) - Tân Lạc có số lượng bò được nuôi rải rác ở 24 xã, thị trấn với khoảng 8.000 con. Số bò được nuôi hiện nay chủ yếu là giống bò vàng địa phương có tầm vóc nhỏ, năng suất thịt - sữa thấp. Do vậy, việc dùng bò đực giống Zêbu thuần hoặc lai từ 3/4 máu ngoại để lai tạo với đàn bò cái địa phương nhằm tận dụng những ưu thế lai ở thế hệ con như tầm vóc lớn hơn, tăng tốc độ sinh trưởng nhanh, nâng cao năng suất thịt- sữa, có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương là chủ trương đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục