Luật An toàn thực phẩm (ATTP) chính thức có hiệu lực từ 1.7, theo đó quy định các trách nhiệm về quản lý ATTP về một mối với cơ chế xử phạt rõ ràng.

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm thực thi luật này tại hai tỉnh Tiền Giang và Thanh Hoá, thực trạng cho thấy các địa phương vẫn quá coi nhẹ việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN). Bộ NNPTNT đã tổ chức tổng kết thời gian thí điểm tại hai tỉnh trên vào hôm qua (5.4).

Quản lý giết mổ động vật vẫn là vướng mắc của luật ATTP.    Ảnh: D.H
Quản lý giết mổ động vật vẫn là vướng mắc của luật ATTP. Ảnh: D.H

Giết mổ chui vẫn tràn lan

Kiểm tra trên 10 đối tượng - chủ yếu là các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc thú y, chế biến rau quả, cơ sở giết mổ, kết quả ban đầu do Bộ NNPTNT đưa ra cho thấy, nhóm VTNN có 30% số cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đạt yêu cầu theo quy định, nhóm thủy - hải sản có tỉ lệ cao hơn với 60%. Miền Bắc là nơi yếu nhất trong quản lý giết mổ, vệ sinh thú y.

Theo Cục Thú y, hầu hết việc giết mổ thủ công, nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh và không giấy phép. Việc quản lý giết mổ vẫn chưa có sự thống nhất giữa các địa phương, theo đó nơi thì giao cho ngành công thương phụ trách, nơi thì lại “đẩy” cho ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp. Về điều này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lo ngại: “Tình trạng giết mổ không phép tràn lan như hiện nay mới là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát và lây lan khó kiểm soát. Chính vì vậy, khi luật ATTP có hiệu lực, toàn bộ việc giết mổ sẽ được giao cho ngành nông nghiệp”.

Đối với việc quản lý chất lượng thuốc BVTV, thuốc thú y, thực tế tại hai tỉnh Thanh Hoá và Tiền Giang cho thấy nhiều con số đáng báo động, trong đó tỉ lệ các cơ sở kinh doanh, sản xuất không đạt yêu cầu chiếm tới gần 70%, tỉ lệ này ở các cơ sở chế biến rau, quả tươi là 67%. Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng cho biết, hiện cả nước có khoảng 200 đơn vị kinh doanh thuốc BVTV, 79 cơ sở sản xuất và 29.000 cửa hàng buôn bán.

“Cơ chế, chính sách quản lý, quy định trong lĩnh vực này đều rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ; tuy nhiên, tỉ lệ vi phạm vẫn khá cao. Nguyên nhân là do nghị định xử phạt trong lĩnh vực này được ban hành từ năm 2003, đến nay đã lạc hậu, mức xử phạt quá thấp, tính răn đe không cao. Ví như, trong đợt kiểm tra, tỉnh Thanh Hoá có 36% số cơ sở chưa đạt yêu cầu, còn tại tỉnh Tiền Giang là 60%” - ông Hồng nhận định.

Đẩy nhanh tiến độ luật ATTP


Trong khi chỉ chưa đầy ba tháng nữa là Luật ATTP có hiệu lực, song xem ra để đưa luật này vào thực tiễn vẫn còn là thách thức của ngành nông nghiệp. Ngay cả cơ quan “đầu não” là Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản thì cũng không thể phủ sóng khắp cả nước. Một số cục chuyên môn thuộc Bộ NNPTNT hầu như vẫn trong tình trạng... kiêm nhiệm, chưa thành lập các phòng chuyên trách.

Trang thiết bị, cơ sở nhân - vật lực vẫn còn quá thiếu thốn, cán bộ của đoàn kiểm tra lúng túng, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn chưa sâu thì khó có thể bắt lỗi được các DN vi phạm... Hai tỉnh thí điểm là Thanh Hoá và Tiền Giang cũng thừa nhận, với đội ngũ đội thanh - kiểm tra liên ngành chỉ 12 cán bộ, việc “ôm” một khối lượng công việc lớn trong cả địa bàn tỉnh là điều không thể.

Để nhanh chóng hoàn thiện việc thực thi Luật ATTP, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản và nghề muối Phùng Hữu Hào nhấn mạnh: “Việc quản lý ATTP theo luật sắp tới được thực hiện theo phương thức khá mới; theo đó, thời gian tới, vệ sinh ATTP sẽ được kiểm soát theo chuỗi, từ gốc tới tay người tiêu dùng. Việc kiểm soát sẽ được phân cấp, tránh chồng chéo, như cấp T.Ư sẽ kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh do cấp tỉnh cấp giấy phép. Tương tự, cấp tỉnh sẽ kiểm tra cấp huyện và cấp huyện kiểm tra cấp xã”.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giống lúa TB R1 được bà con nông dân huyện Kim Bôi đưa vào sản xuất.
Mô hình trồng cây su su lấy ngọn đang được nhân rộng ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) .

Doanh nghiệp xuất khẩu: Giảm sức cạnh tranh vì thiếu vốn

Hầu hết ý kiến của các hiệp hội ngành hàng XK chủ lực của VN là dệt may, nông - thuỷ sản tại cuộc họp giao ban XNK quý I do Bộ Công Thương chủ trì hôm qua (5.4) đều khẩn thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ giúp các DN XK trước mặt bằng lãi suất quá cao như hiện nay.

Đề xuất miễn, giảm thuế VAT

Giá đầu vào tăng, lãi suất cao cộng với điện cắt phải mua dầu chạy máy nổ... đang khiến doanh nghiệp sản xuất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho biết đơn hàng của đối tác đang chuyển từ VN sang các nước khác.

Lương hụt hơi theo giá

Giá xăng tăng; từ 1.5 tới, tăng lương cơ bản; hệ thống phân phối chưa đủ mạnh để điều tiết thị trường..., những yếu tố này đang được các tiểu thương và nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa để tăng giá hàng hóa.

TP Hòa Bình: Quí I, giá trị sản xuất CN – TTCN tăng 16,72%

(HBĐT)- Trong quí I năm 2011, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, gas tăng cao, song các cơ sở sản xuất- kinh doanh trên địa bàn TP Hòa Bình, nhất là các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, sản xuất đồ dân dụng, vật liệu xây dựng… đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và nguồn nguyên liệu, nhờ đó sản xuất CN – TTCN có bước phát triển mạnh.

Không tăng giá xăng, dầu như tin đồn thất thiệt

(HBĐT) - Sau 1 tuần kể từ đợt tăng giá xăng, dầu vào ngày 29/3, người dân trong tỉnh thêm một phen nháo nhác trước thông tin mặt hàng xăng, dầu bước vào đợt tăng giá mới - giá xăng, dầu có thể tăng “chóng mặt” với trên 30.000 đồng/lít xăng, dầu. Trong khoảng 19h – 21h 30 phút tối qua (4/4), các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn toàn tỉnh đông nghẹt khách mua, cảnh tượng chen chúc, xô đẩy để đổ xăng, dầu diễn ra trong hơn 3 tiếng đồng hồ.

Phát triển dịch vụ góp phần nâng cao tính chủ động tại PVN

Không phụ thuộc vào các nhà thầu nước ngoài, ngoài ngành, phát huy nội lực, chủ động đảm nhận các công trình dầu khí đã được các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện tốt trong những năm qua. Đó cũng là kết quả khả quan sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 233 của Đảng ủy Tập đoàn về “phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục