Tòa nhà dầu khí Nghệ An (hai tòa tháp mỗi tòa 25 tầng) gồm căn hộ và VP cho thuê, đầu tư 630 tỉ đồng, hoàn thành từ đầu năm 2011 nhưng hiện các căn hộ vẫn rất khó bán và ít đơn vị đến thuê VP.

Tòa nhà dầu khí Nghệ An (hai tòa tháp mỗi tòa 25 tầng) gồm căn hộ và VP cho thuê, đầu tư 630 tỉ đồng, hoàn thành từ đầu năm 2011 nhưng hiện các căn hộ vẫn rất khó bán và ít đơn vị đến thuê VP.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XII diễn ra cuối tháng 3.2011, khi thảo luận về việc tái đầu tư cho Tập đoàn dầu khí, một số đại biểu QH đã tỏ ra băn khoăn về hiệu quả đầu tư của tập đoàn này.

Đại biểu Phạm Thị Loan đã thẳng thắn đặt vấn đề: “Tập đoàn dầu khí đang đầu tư ra rất nhiều ngành, trong đó có bất động sản (BĐS). Vậy đó có phải là nhiệm vụ chính của tập đoàn hay không?”.

Nhiều người sẽ giật mình khi lượng hóa số công ty con, công ty cháu, công ty liên danh, góp vốn của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) hiện đang dính dáng đến đầu tư BĐS.

Chồng chéo góp vốn

Ít nhất cũng hơn 20 công ty

Thống kê ban đầu cho thấy, số công ty con, “cháu” của dầu khí tham gia góp vốn thành lập công ty BĐS hoặc có công ty chuyên doanh BĐS là hơn 20 công ty. Trong đó, có nhiều công ty chuyên doanh BĐS mới được thành lập từ năm 2006 trở lại đây như Petrowaco (năm 2006), PVFC Land (năm 2007), Petroland (2007), PVPower Land (năm 2007)… Mới đây nhất, Petrosetco góp 51% vốn trong liên doanh với Tập đoàn SSG thành lập Công ty TNHH.

Petrosetco SSG (tháng 2.2011) để triển khai khu dự án phức hợp Petrosetco Tower. Nhiều trường hợp, các công ty con của dầu khí góp vốn từ 10 - 20% vốn điều lệ.

Trong 6 tổng công ty (TCT) do PVN nắm giữ 100% vốn, ít nhiều có tới 4 TCT trực tiếp hay gián tiếp dính dáng đến BĐS. Tương tự, với 11 TCT, công ty mà PVN nắm quyền chi phối, có TCT lập riêng công ty BĐS, sàn BĐS, có TCT tham gia góp vốn vào vài ba công ty BĐS con, "cháu" khác của tập đoàn.

Điển hình như TCT tài chính cổ phần dầu khí VN (PVFC) được thành lập với chức năng là định chế tài chính của PVN, thu xếp vốn cho các dự án lớn của ngành. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lĩnh vực hoạt động của số công ty con, công ty liên danh mà PVFC đang nắm giữ, có thể thấy một phần vốn rất lớn đang được chuyển hướng sang đầu tư vào BĐS.

Một trong những công ty con chuyên doanh BĐS của PVFC là Công ty cổ phần (CP) BĐS tài chính dầu khí (PVFC Land) với sàn giao dịch BĐS PVFC Land. PVFC cũng góp vốn lập ra Công ty CP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí VN (PVFC Invest) với sàn giao dịch BĐS PVFC Invest.

Ngoài ra, còn có Công ty CP du lịch biển Mỹ Khê, với cổ đông góp vốn ban đầu lớn nhất là PVFC (99,975%) và một công ty con khác của PVFC là Công ty CP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí VN và Công ty CP BĐS Hà Quang. Chưa dừng ở đó, PVFC cũng tham gia góp 10% vốn vào Công ty CP đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland).

Theo số liệu từ TCT CP xây lắp dầu khí (PVC), kinh doanh BĐS chiếm 10% cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp (DN) này. Số lượng thành viên và đơn vị liên kết của PVC rất lớn và đa phần trong số đó đi kèm với kinh doanh BĐS, như Công ty CP đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland), trong đó PVC góp 29% vốn, BIDV góp 8%, Công ty CP đầu tư hạ tầng và kỹ thuật TP.HCM góp 8,5%, PV Oil góp 9%, PVFC góp 10%. Hay Công ty CP phát triển đô thị dầu khí (PVC - Mekong), cổ đông góp vốn gồm PVC 50%, TCT phân bón và hóa chất dầu khí - PVFCCo 20%, PV Gas 20%, PV Power 20%...

Ngoài ra, PVC còn “vươn tay” ra rót vốn và tham gia góp vốn cùng các thành viên khác trong Tập đoàn dầu khí để lập ra Công ty CP BĐS dầu khí Petrowaco, Công ty CP BĐS dầu khí Phương Nam, Công ty CP đầu tư thương mại dầu khí Sông Đà PVSD, Công ty CP quản lý và phát triển nhà dầu khí miền Nam (PVSBD)…

PVFC cũng từng góp 93,4% vốn thành lập Công ty CP đầu tư và xây dựng dầu khí Phú Đạt cùng hai công ty con của mình là PVFC Land và PVFC Invest, sau đó PVFC chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp này cho Công ty CP đầu tư khu công nghiệp dầu khí (IDICO - Long Sơn), đơn vị thành viên của PVC.

Còn với TCT CP dịch vụ tổng hợp dầu khí PETROSETCO thì một trong ba lĩnh vực chính là kinh doanh BĐS, được giao cho các công ty con như Công ty CP dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu, Công ty CP thương mại dịch vụ dầu khí Miền Trung (PSMT), Công ty CP quản lý và khai thác tài sản dầu khí (PVA), Công ty TNHH một thành viên thương mại và dịch vụ dầu khí biển (POTS), Công ty TNHH PETROSETCO SSG (PSSSG)... PETROSETCO còn tham gia góp 30% vốn điều lệ vào Công ty CP quản lý và phát triển nhà dầu khí (PV Building).

Không chỉ tài chính dầu khí, ngay cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực thuần chuyên môn, tưởng như ít liên quan nhất đến BĐS như điện lực dầu khí, xây lắp dầu khí, phân đạm hóa chất dầu khí… cũng đầu tư BĐS. Ngoài PVFC Land, Petroland, còn có PV Power Land (do PVC, Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông Đà, TCT CP Phong Phú và PVFC góp vốn thành lập).

Dính “mác” dầu khí

Các công ty con, công ty “cháu” của tập đoàn, không chỉ góp vốn lẫn nhau kinh doanh BĐS, mà còn tham gia góp vốn vào các công ty BĐS bên ngoài. Như PVC góp vốn vào Công ty CP Hồng Hà dầu khí, đẻ thêm công ty “cháu” là Công ty CP Tứ Hiệp Hồng Hà dầu khí cũng tham gia vào BĐS.

Ở các địa phương như Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định đều có các công ty “cháu” dầu khí được thành lập để kinh doanh BĐS tại các khu vực này. Đơn cử như TCT xây lắp dầu khí Nghệ An (PVNC), thành viên PVC, có Sàn giao dịch BĐS PVNC, và công ty con là Công ty CP đầu tư đô thị dầu khí Cửa Lò (PVICOM) do PVNC nắm 49% vốn điều lệ, được lập ra để đầu tư kinh doanh BĐS tại khu vực miền Trung.

Với chủ trương phát triển thành tập đoàn mạnh, đa ngành, đa nghề, sự tham gia đầu tư vào lĩnh vực nóng BĐS của PVN không có gì lạ, nhưng câu hỏi đặt ra là với số lượng tham gia BĐS dày đặc gồm phần lớn công ty con, công ty “cháu”… như vậy, liệu tập đoàn mẹ có đủ khả năng để quán xuyến hết?

Câu hỏi này có thể trả lời một phần nếu nhìn vào những vụ việc gần đây, khi tiếng tăm của PVN bị ảnh hưởng ít nhiều, bởi những sự vụ không đáng có như bắt giam nguyên Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty CP BĐS điện lực dầu khí VN (PVP Land) cuối năm 2010, những lình xình quanh dự án tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng như Nam Đàn Plaza, hay các dự án ì ạch đã khởi công khác.

                                                                          Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Giống lúa TB R1 được bà con nông dân huyện Kim Bôi đưa vào sản xuất.
Mô hình trồng cây su su lấy ngọn đang được nhân rộng ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) .

Sản xuất công nghiệp quý I tăng cao

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do giá cả đầu vào tăng cao, song với sự nỗ lực không ngừng, ngành công nghiệp vẫn đạt được mức tăng trưởng vượt bậc trong quý I/2011. Kết thúc quý I/2011, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%.

Doanh nghiệp xuất khẩu: Giảm sức cạnh tranh vì thiếu vốn

Hầu hết ý kiến của các hiệp hội ngành hàng XK chủ lực của VN là dệt may, nông - thuỷ sản tại cuộc họp giao ban XNK quý I do Bộ Công Thương chủ trì hôm qua (5.4) đều khẩn thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ giúp các DN XK trước mặt bằng lãi suất quá cao như hiện nay.

Đề xuất miễn, giảm thuế VAT

Giá đầu vào tăng, lãi suất cao cộng với điện cắt phải mua dầu chạy máy nổ... đang khiến doanh nghiệp sản xuất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho biết đơn hàng của đối tác đang chuyển từ VN sang các nước khác.

Lương hụt hơi theo giá

Giá xăng tăng; từ 1.5 tới, tăng lương cơ bản; hệ thống phân phối chưa đủ mạnh để điều tiết thị trường..., những yếu tố này đang được các tiểu thương và nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa để tăng giá hàng hóa.

TP Hòa Bình: Quí I, giá trị sản xuất CN – TTCN tăng 16,72%

(HBĐT)- Trong quí I năm 2011, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, giá cả một số mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, gas tăng cao, song các cơ sở sản xuất- kinh doanh trên địa bàn TP Hòa Bình, nhất là các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm, may mặc, sản xuất đồ dân dụng, vật liệu xây dựng… đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và nguồn nguyên liệu, nhờ đó sản xuất CN – TTCN có bước phát triển mạnh.

Không tăng giá xăng, dầu như tin đồn thất thiệt

(HBĐT) - Sau 1 tuần kể từ đợt tăng giá xăng, dầu vào ngày 29/3, người dân trong tỉnh thêm một phen nháo nhác trước thông tin mặt hàng xăng, dầu bước vào đợt tăng giá mới - giá xăng, dầu có thể tăng “chóng mặt” với trên 30.000 đồng/lít xăng, dầu. Trong khoảng 19h – 21h 30 phút tối qua (4/4), các cửa hàng kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn toàn tỉnh đông nghẹt khách mua, cảnh tượng chen chúc, xô đẩy để đổ xăng, dầu diễn ra trong hơn 3 tiếng đồng hồ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục