(HBĐT)- Hiện nay, giá rau xanh và thực phẩm như: củ, quả tăng lên đáng kể tại hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh ta khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn.
Thế nhưng, có một nghịch lý là giá rau mà các tiểu thương mua từ những người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm vẫn rẻ trong khi giá bán đến tay người tiêu dùng lại ở mức cao. Đặc biệt, hiện nay, lợi dụng tăng giá xăng, dầu, các tiểu thương đã đẩy giá rau xanh tăng cao.
Để tìm hiểu thực tế này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình giá cả cũng như nguồn cung rau xanh tại các chợ đầu mối nông sản trên địa bàn tỉnh. 4 giờ 30 phút, có mặt ở chợ Nghĩa Phương, chợ đầu mối rau xanh và thực phẩm tươi sống lớn nhất thành phố Hoà Bình. Chiếc xe máy chở bắp cải của chị Nguyễn Thị Nga ở xã Cao Thắng (Lương Sơn) vừa đỗ trước cổng chợ, nhiều người nhanh chóng chạy tới tiếp cận, lôi kéo, trả giá. Thoạt nhìn cảnh này, nhiều người nghĩ chị Nga sẽ bán được rau với giá cao nhưng khi đến gần mới thấy giá mà những tiểu thương này đưa ra để mua có thể khiến bất cứ một người nội chợ nào cũng phải giật mình: 3.000 đồng/chiếc bắp cải, 4.000 đồng/kg cải thảo, 2.000 đồng/ mớ rau muống, 600- 800 đồng/ mớ rau cải cúc. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, chị Nga quyết định bán chỗ rau cho một tiểu thương ở chợ Phương Lâm. Nhìn những tải rau được dỡ xuống những tưởng chị Nga sẽ vui vì bán được hàng nhưng với vẻ mặt buồn, chị cho biết: Bán nhanh để về còn kịp ra đồng, ở đây kỳ kèo không khéo lát nữa còn phải bán rẻ hơn. Mình chỉ bán buôn, không ngồi bán lẻ cả ngày được nên giá thấp cũng phải chịu. Rau cải cúc họ mua của tôi chỉ có gần 1.000 đồng/ mớ thôi nhưng sáng anh ra chợ xem họ sẽ bán 5.000- 6.000 đồng/ mớ.
Cách chỗ chị Nga một quãng ngắn, anh Lê Thành Chung ở Quyết Chiến (Tân Lạc) cũng vừa dỡ xong mấy bao tải su su bán cho một tiểu thương. Cầm tiền trên tay mà nét mặt anh buồn rầu, anh cho biết: Đi mấy chục cây số đêm hôm, vất vả lắm mới chở được 2 tải quả và ít ngọn su su ra đây bán, vậy mà thu lại chỉ được từng này tiền đây. Anh chia sẻ: Nếu bán tại vườn cho những người mua ít có khi còn được 3.000 đồng/kg quả. Nhưng khi mang ra chợ, họ lấy cớ mua nhiều rồi kỳ kèo bớt một thêm hai cuối cùng cũng chỉ được 2.000 đến 2.500 đồng/kg là cùng. Trên xã tôi bà con đang mở rộng diện tích trồng su su, dạo này su su đang vào thời điểm rộ quả nên giá mới bị ép xuống thấp như vậy.
Ra khỏi chợ Nghĩa Phương, đi theo những chủ hàng vừa mua được rau mới thấy rau xanh được làm giá một cách vô tội vạ. Theo chân một phụ nữ vừa mua bắp cải ở chợ Nghĩa Phương, chúng tôi được biết giá người phụ nữ này mua chỉ 2.500 đồng/kg, nhưng khi chúng tôi hỏi mua lại người này đã nói giá 5.500 đồng/kg. Tiếp tục đóng vai người đi chợ sáng, chúng tôi tiếp cận một tiểu thương ở chợ Phương Lâm vừa mua một quả bắp cải và không khỏi giật mình khi người này nói giá lên đến 7.000 đồng/kg.
Theo khảo sát một số quầy bán rau củ ở các chợ trên địa bàn thành phố Hoà Bình, giá 1kg su su 10.000đồng, cải bắp 8.000 đồng/kg, cải thảo 18.000 đồng/kg, su hào 5.000 đồng/củ, rau muống 8.000- 10.000 đồng/mớ…
Để biết giá rau được đội lên đến mức nào, chúng tôi tìm về Mường Khến (Tân Lạc), nơi có những vườn rau khá lớn. Có mặt tại vườn su su của gia đình mình, anh Quách Công Huân cho biết: Trước kia, mảnh đất này toàn trồng rau cải cúc, xà lách nhưng giá bán một mớ rau cúc chưa nổi 1.000 đồng/ mớ, không thu đủ gốc bỏ ra, vì vậy, gia đình đã phá hết rau để trồng su su. Tuy nhiên, giá bán tại vườn thấp, giá bán ở chợ luôn cao ngất ngưởng từ 7.000-10.000 đồng/kg.
Anh Huân còn cho biết thêm: Người nông dân thường chỉ bán rau với giá bằng 1/3 so với giá khi đến tay người tiêu dùng. Đợt Tết vừa qua, có thời điểm rau còn rẻ như cho, không ai muốn mang bán. Theo nhiều người dân trồng rau ở đây, tuy nhiều thứ đều tăng giá nhưng giá rau mua ở vườn vẫn rẻ hơn bèo trong khi người mua vẫn phải chịu cảnh “giá tết”, thậm chí đắt gấp đôi, gấp ba giá rau mua tại ruộng.
Giá cả tăng cao, chi phí trồng rau cũng không hề rẻ, tuy nhiên, những người trồng vẫn luôn phải chịu cảnh ép giá. Theo anh Huân, để trồng được mớ rau phải mất bao nhiêu thứ tiền, từ tiền công làm đất, giống, thuốc trừ sâu, giá phân bón tăng cao, suy cho cùng chỉ có nông dân phải chịu thiệt thòi và đang phải vất vả để tìm lối thoát cho chính những sản phẩm rau của mình.
Thanh Tuyền
Chiều 7/4, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ Công an) cho biết vừa ngăn chặn một vụ "siêu" lừa đảo, liên quan đến 165 doanh nghiệp nằm rải rác ở 32 tỉnh, thành trong cả nước. Vụ việc này có thể nói là "độc nhất vô nhị" vì một công ty "chẳng có một xu" lại hợp đồng cho đối tác vay đến những hơn 430 nghìn tỷ đồng!
(HBĐT)- Hiện nay, sản xuất vụ chiêm- xuân của huyện Lạc Sơn gặp khó khăn, hạn hán xảy ra trên diện rộng, bệnh nghẹt rễ phát triển. Theo thống kê của phòng NN&PTNT và Trạm Khuyến nông huyện có 874,5 ha/3.484,6 ha diện tích cấy lúa chiêm- xuân bị hạn. Bệnh nghẹt rễ xuất hiện ở tất cả các xã, thị trấn, nổi cộm ở xã Thượng Cốc, Yên Phú, Xuất Hoá với khoảng 300 ha.
(HBĐT)- Ngày 7/4, tại xã Trung Hoà (Tân Lạc), Chi cục BVTV đã tổ chức tập huấn kỹ thuật phòng trừ tổng hợp châu chấu đàn cho 50 hộ dân có diện tích lúa, ngô bị nạn châu chấu phát sinh vào cuối vụ chiêm xuân năm 2010.
(HBĐT) - Chương trinh mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được đẩy mạnh triển khai trên phạm vi cả nước, nhằm mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH thiết yếu ở nông thôn theo chuẩn NTM, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng được cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm nông thôn, cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng KT-XH theo chuẩn NTM...
Trong khi nhiều cảng ở trong nước đã hạ phí dịch vụ hoặc miễn giảm cho hãng tàu nước ngoài thì nhiều hãng tàu vẫn tiếp tục tăng phí với các doanh nghiệp VN. Làm cách nào để hạn chế tình trạng này?
Lãnh đạo Tập đoàn dầu khí (PVN) khẳng định tập đoàn này không đầu tư vào bất động sản (BĐS). Nhưng vẫn thừa nhận một phần vốn của tập đoàn (thông qua các công ty con mà PVN nắm 100% vốn) đã chảy vào BĐS, và PVN đang phải chấn chỉnh tình trạng này.