Dũng Phong - xã điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM của huyện Cao Phong đã tập trung đầu tư phát triển GTNT đem lại diện mạo mới cho nông thôn.
(HBĐT) - Chương trinh mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được đẩy mạnh triển khai trên phạm vi cả nước, nhằm mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH thiết yếu ở nông thôn theo chuẩn NTM, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng được cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm nông thôn, cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng KT-XH theo chuẩn NTM...
Tỉnh ta đã triển khai thực hiện ở 11 xã điểm. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn. PV Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh về vấn đề này.
PV: Xin đồng chí khái quát đôi nét về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và cho biết sự khác biệt của chương trình lần này so với nhiều chương trình xây dựng nông thôn đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Có thể nói đây là chương trình rất lớn và toàn diện, lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước. Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.ư của T.ư phải xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần đó, NTM có 5 nội dung cơ bản. Thứ nhất, là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa. Ba là, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Bốn là, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm là, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ. Để xây dựng nông thôn với 5 nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí.
Về một số khác biệt, có thể nói, xây dựng nông thôn đã có từ lâu tại Việt
PV: Để thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM, vấn đề đặt ra là cần phải phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân. Vậy vai trò chủ thể đó cần được phát huy trên lĩnh vực nào và làm thế nào để phát huy được?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Trong Nghị quyết Trung ương 7 có nói rõ vai trò chủ thể của người nông dân. Nói một cách khái quát, mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ, thay vì như khẩu hiệu mà chúng ta đang thực hiện hiện nay là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chương trình NTM là một trong những nội dung nhiệm vụ trọng tâm rất quan trọng để thực hiện Nghị quyết 26. Nông dân phấn khởi bởi đây là chương trình hết sức tổng hợp bao gồm nhiều nội dung về kinh tế, xã hội, văn hóa...Đặc biệt, việc xây dựng NTM tạo ra những giá trị mới của nông thôn để có một nông thôn hiện đại với giá trị mới về kinh tế, văn hóa, tổ chức của cộng đồng. Cuối cùng, thành công là tạo được sự đồng thuận của người dân. Người dân trực tiếp tham gia quy hoạch cụ thể thì mới thành công được. Để sát thực với người nông dân trong khâu quy hoạch nông thôn người dân phải bàn và tham gia ngay từ đầu, là khâu hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài. Thứ hai, thảo luận, bàn bạc xong rồi, khi triển khai, người dân quyết định cái gì làm trước, cái gì làm sau phù hợp với nguồn lực của chính họ, của địa phương và của Trung ương hỗ trợ cho họ để đạt hiệu quả nhất. Thứ ba, công trình nào mà người dân làm được thì để người dân làm, không phải cái gì cũng thuê. Họ có thể có thu nhập, đồng thời có thể đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng NTM thông qua việc xây dựng công trình đó. Thứ tư, là làm cho từng người dân tự giác chỉnh trang nhà họ theo quy hoạch chung của xã, đóng góp cho văn minh, sạch đẹp của làng xã từ chính nhà mình. Thứ năm, người nông dân phải thực sự hiểu được, thấy được là họ làm cho chính mình, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Theo nhận thức của chúng tôi, người nông dân là chủ thể ở NTM.
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Thực tiễn cho thấy, cơ cấu vốn là 40% từ ngân sách Nhà nước bao gồm 2 khoản. Khoản 1 là các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình có mục tiêu trên địa bàn nông thôn chiếm 23%. Khoản thứ 2 xuất phát từ yêu cầu xây dựng NTM. Nhà nước bổ sung hỗ trợ thêm 17% cho 8 nhóm, như: nước sạch môi trường, đường liên thôn, liên xóm, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi kênh mương nội đồng... 8 công trình Nhà nước hỗ trợ, 7 công trình Nhà nước đầu tư 100% vốn. Tổng số vốn từ 2 loại này chiếm 40%. Còn 60% còn lại gồm 30% vay của ngân hàng đầu tư sản xuất cho người dân và công trình phúc lợi... 20% nữa do doanh nghiệp đầu tư. Thực tế các xã đạt NTM đều có vai trò của doanh nghiệp, đây là khâu bền vững. 10% còn lại là từ nguồn của người dân. Người dân trước hết tự bỏ tiền của để sửa sang các công trình, đầu tư sản xuất của chính họ trên đất của họ, trong đó, một số ít cũng tham gia vào các công trình công cộng. Cũng có nơi huy động ngày công, có nơi hiến đất cũng có nơi đóng tiền.
PV: Theo đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình thì tiến độ xây dựng NTM ở tỉnh ta còn chậm so với kế hoạch. Theo đồng chí đâu là khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong triển khai thực hiện chương trình? Cách giải quyết những khó khăn, vướng mắc này?
Đồng chí Bùi Ngọc Đảm: Tôi cho khó khăn lớn nhất là nhận thức về mục tiêu chương trình không chỉ là trong người dân mà ngay cả trong Ban chỉ đạo các cấp. Do đó, trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân có thể hiểu được, để cả hệ thống chính trị vào cuộc tích cực hơn nữa. Vấn đề thứ hai là nguồn lực để xây dựng NTM. Xây dựng NTM phải có lộ trình. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn và đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn, theo tôi, cần có cơ chế lồng ghép với các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn để phát huy hiệu quả cao nhất. Vấn đề thứ ba là mối quan hệ giữa nông thôn truyền thống và NTM. Phải làm sao vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của nông thôn truyền thống, nhưng cũng chứa đựng yếu tố hiện đại phù hợp với nhu cầu con người, với xu thế phát triển. Vấn đề nữa là phải có giải pháp xử lý các mâu thuẫn ở nông thôn, đảm bảo an ninh trên địa bàn, đưa nông thôn phát triển bền vững.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Vào thời điểm cuối năm 2003, hệ thống đường GTNT liên thôn, xóm trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 km, bề rộng nền đường từ 2 - 5 m, mặt đường chủ yếu là đất và cấp phối tự nhiên, chỉ có 2,7% có mặt nhựa và bê tông xi măng. Với chất lượng đường giao thông yếu kém gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt, giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế trên địa bàn.
(HBĐT)- 3 tháng đầu năm, Đoàn liên ngành 127 của TPHB về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã tiến hành kiểm tra 367 cơ sở kinh doanh. Qua đó đã phát hiện và xử lý hành chính 102 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế nhãn mác, kinh doanh mặt hàng qúa hạn sử dụng và sử dụng chất phụ gia vào sản xuất thực phẩm. Tổng số tiền phạt 154 triệu đồng nộp NSNN.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XII diễn ra cuối tháng 3.2011, khi thảo luận về việc tái đầu tư cho Tập đoàn dầu khí, một số đại biểu QH đã tỏ ra băn khoăn về hiệu quả đầu tư của tập đoàn này.
Luật An toàn thực phẩm (ATTP) chính thức có hiệu lực từ 1.7, theo đó quy định các trách nhiệm về quản lý ATTP về một mối với cơ chế xử phạt rõ ràng.
Với việc tăng tỉ giá hối đoái VND/USD tới 9,3%, lãi suất ngân hàng tăng cao và ngành điện, xăng dầu tăng giá…, mặt bằng giá mới đang được thiết lập. Cú tăng giá âm thầm của hai “ông lớn” nữa là ngành than và ximăng đang góp phần làm cho mặt bằng giá mới thêm vững chắc.
(HBĐT) - Với chi phí đầu tư thấp, năng suất cao, chất lượng gạo dẻo, thơm, nếu chọn lọc được có thể tự sản xuất giống, các giống lúa TB R1, TB R36, BC 15 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Thái Bình cung cấp đã, đang đưa vào và nhân diện rộng trên đồng ruộng huyện Kim Bôi. Bà con nông dân nơi đây tỏ ra lạc quan trước triển vọng của giống lúa thuần này.