Chiều 7/4, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư (Bộ Công an) cho biết vừa ngăn chặn một vụ "siêu" lừa đảo, liên quan đến 165 doanh nghiệp nằm rải rác ở 32 tỉnh, thành trong cả nước. Vụ việc này có thể nói là "độc nhất vô nhị" vì một công ty "chẳng có một xu" lại hợp đồng cho đối tác vay đến những hơn 430 nghìn tỷ đồng!

 

"Đem 295 tỷ USD về để giúp doanh nghiệp Việt Nam"

Công ty cho vay vốn được đề cập ở trên là Công ty cổ phần Tân Thiên Bảo Ước nguyện (sau đây gọi tắt là Công ty Ước nguyện), trụ sở đặt tại 666/68, đường 3/2, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà các loại. Thế nhưng, công ty chẳng có vốn liếng và hoạt động gì mà thành lập cốt là lấy pháp nhân để ký hợp đồng cho vay vốn.

Giám đốc công ty là Ngô Thị Thúy Hằng, năm nay mới 22 tuổi. Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thúy Hằng rụt rè cho biết: "Sau khi học xong lớp 12 thì em ở nhà phụ giúp gia đình. Cuối năm 2010, dì ruột của em là Janni Uyen Le từ Mỹ về chơi, dì bảo dì có nguồn tiền rất lớn lên đến 295 tỷ USD muốn đem về để giúp các doanh nghiệp Việt Nam. Em tưởng thiệt nên thành lập công ty để giúp dì chứ có biết gì đâu!".

Cũng theo Hằng, dì Uyen Le cho biết số tiền này là do cha nuôi của dì ở Philippines tặng cho. Giấy tờ chứng minh là 5 văn bản bằng tiếng Anh có nội dung "Ông Francisco E. De Los Santos, quốc tịch Philippines ủy quyền cho bà Janni Uyen Le được sử dụng tài khoản tại 5 ngân hàng Việt Nam gồm tài khoản 89 tỷ USD ở Ngân hàng Hong Kong- Thượng Hải; Ngân hàng Đông Á 89 tỷ USD; Ngân hàng Quốc tế Việt Nam 15,5 tỷ USD, Ngân hàng Hong Kong 2.5 tỷ USD và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 99 tỷ USD.

Giấy tờ ủy quyền giả của bà Janni Uyen Le.

Chuyện khó tin cũng có khối doanh nghiệp sập bẫy

Sau khi nhận được "bửu bối" này của dì, Hằng nhờ các công ty tư vấn tiếp cận các doanh nghiệp để cho vay. Các tư vấn viên này "nổ như bắp rang" rằng đây là nguồn tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế cho vay ưu đãi để giúp các doanh nghiệp Việt Nam khiến cho nhiều doanh nghiệp tin một cách mê muội mà mơ đến một ngày "ngồi mát ăn bát vàng". Bởi lẽ, theo hợp đồng vay vốn thì lãi suất cho vay chỉ 2,5%/ năm và không thay đổi trong suốt thời gian vay. Đặc biệt trong 3 năm đầu không phải trả lãi và vốn. Với mức lãi đó, chỉ việc đem gửi lại ngân hàng thôi cũng đã giàu to chứ nói chi là đem kinh doanh.

Thế là chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tuần lễ (từ 26/12/2010 đến 2/1/2011), Công ty Ước nguyện đã ký hợp đồng cho 165 doanh nghiệp vay với tổng số tiền lên đến hơn 433 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 114 hợp đồng được ký thông qua nhóm tư vấn Lý Tứ Hải, Nguyễn Hồng Nhung của Công ty TNHH một thành viên Thương mại, dịch vụ, tư vấn, xây dựng 128; các hợp đồng còn lại do bà Nguyễn Thị Bình (ngụ 86, Trần Quang Khải, quận 1, TP Hồ Chí Minh) làm tư vấn.

Một số doanh nghiệp đã ký hợp vay số tiền khổng lồ… Sau khi ký hợp đồng, đến thời hạn giải ngân đợt 1 (gần Tết Nguyên đán Tân Mão), hàng loạt doanh nghiệp lũ lượt kéo về Công ty Ước nguyện để nhận vốn vay nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu của vị giám đốc trẻ. Cùng lúc đó, nhận được tin báo về vụ việc Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư đã vào cuộc điều tra và sự thật đã được phơi bày…

Theo xác minh của Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư tại 5 ngân hàng nói trên thì không có tài khoản nào mang tên ông Francisco E. De Los Santos, quốc tịch Philippines. Như vậy tất cả các văn bản đó đã được bà Janni Uyen Le làm giả để lừa các doanh nghiệp. Mục đích của việc lừa đảo là để chiếm đoạt tài sản, thế nhưng tất cả các doanh nghiệp ký hợp đồng đều cho rằng mình chưa tốn một đồng nào cho Công ty Ước nguyện.

Họ lý giải rằng, vì theo hợp đồng thì sau khi giải ngân đợt 1, bên nhận vay phải trả phí quản lý và làm các thủ tục chuyển tiền là 12% trên tổng số vay và chi thêm 3% cho bên tư vấn. Thế nhưng do chưa ai được nhận tiền nên chưa doanh nghiệp nào mất tiền cả. Mặc dù các doanh nghiệp không thừa nhận, song trên thực tế, theo điều tra của cơ quan an ninh là họ có tốn khoản "lót tay" ban đầu nhưng do họ không khai nhận nên không có cơ sở để xử lý.

Một câu hỏi được đặt ra là có phải các doanh nghiệp nói trên ngờ nghệch đến nỗi tin một chuyện quá phi lý như vậy? Theo điều tra của chúng tôi thì trong số các doanh nghiệp này cũng có nơi do quá thiếu vốn nên hợp đồng theo kiểu được chăng hay chớ nhưng cũng có công ty lợi dụng vào hợp đồng vay vốn này để làm cơ sở xin dự án hoặc vay tiền ở những nơi khác… Điều này chắc chắn sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, chính vì vậy mà việc ngăn chặn kịp thời này của Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư, ngoài việc để doanh nghiệp nói chung nâng cao cảnh giác còn giúp địa phương rà soát lại nhằm ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra.

Tuy âm mưu lừa đảo này khá quy mô nhưng do chưa gây ra hậu quả nên chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự, vì vậy Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính Công ty Ước nguyện và các cá nhân có liên quan.

Riêng bà Janni Uyen Le, sau khi vụ việc đổ bể, ngày 30/3, bà đã xuất cảnh sang Mỹ. Sắp tới, Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư sẽ đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấm không cho nhập cảnh vào Việt Nam.

 

                                                                                   Theo CAND

 

Các tin khác

Nông dân xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) tập trung cứu lúa.
Cán bộ Chi cục BVTV hướng dẫn nông dân tại hiện trường.
Dũng Phong - xã điểm thực hiện chương trình xây dựng NTM  của huyện Cao Phong đã tập trung đầu tư phát triển GTNT đem lại diện mạo mới cho nông thôn.
Bốc dỡ container tại cảng Cát Lái, TP.HCM

Ý kiến phản hồi về đầu tư tài chính dầu khí vào bất động sản

Lãnh đạo Tập đoàn dầu khí (PVN) khẳng định tập đoàn này không đầu tư vào bất động sản (BĐS). Nhưng vẫn thừa nhận một phần vốn của tập đoàn (thông qua các công ty con mà PVN nắm 100% vốn) đã chảy vào BĐS, và PVN đang phải chấn chỉnh tình trạng này.

ECB quyết định tăng lãi suất chủ chốt lên 1,25%

Đúng như dự đoán, chiều 7/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25% lên mức 1,25%.

Kiểm tra 14 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Trong 2 ngày (5 - 6/4), đoàn kiểm tra liên ngành Sở NN & PTNT, Chi cục QLTT đã tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa bàn các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn. Đoàn đã tiến hành kiểm tra 14 cơ sở về các nội dung: thủ tục, giấy phép kinh doanh, việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh và kiểm tra thực tế tại điểm bán.

Cứng hóa giao thông nông thôn - Nghị quyết hợp lòng dân

(HBĐT) - Vào thời điểm cuối năm 2003, hệ thống đường GTNT liên thôn, xóm trên địa bàn tỉnh có trên 2.700 km, bề rộng nền đường từ 2 - 5 m, mặt đường chủ yếu là đất và cấp phối tự nhiên, chỉ có 2,7% có mặt nhựa và bê tông xi măng. Với chất lượng đường giao thông yếu kém gây nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt, giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế trên địa bàn.

Xử lý hành chính 102 cơ sở vi phạm phát luật về thương mại

(HBĐT)- 3 tháng đầu năm, Đoàn liên ngành 127 của TPHB về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đã tiến hành kiểm tra 367 cơ sở kinh doanh. Qua đó đã phát hiện và xử lý hành chính 102 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế nhãn mác, kinh doanh mặt hàng qúa hạn sử dụng và sử dụng chất phụ gia vào sản xuất thực phẩm. Tổng số tiền phạt 154 triệu đồng nộp NSNN.

Dầu khí “chảy” vào bất động sản

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XII diễn ra cuối tháng 3.2011, khi thảo luận về việc tái đầu tư cho Tập đoàn dầu khí, một số đại biểu QH đã tỏ ra băn khoăn về hiệu quả đầu tư của tập đoàn này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục