(HBĐT) - 2 đợt rét bất thường và bất ngờ trong vụ đông- xuân 2010-2011 đã lấy đi của nông dân trong tỉnh gần 1 vạn con trâu, bò. Tỉnh đang cấp bách triển khai những biện pháp hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi. Nhưng về lâu dài, cơ sở và người dân cần quản lý tốt đàn gia súc, thay đổi tập quán chăn thả tự nhiên là biện pháp căn bản khôi phục và phát triển sản xuất
2 đợt rét lấy đi của nông dân gần 1 vạn gia súc
Ông Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y cho biết: Vụ đông- xuân 2010- 2011 có 2 đợt rét cường độ lớn, lấy đi của nông dân trong tỉnh gần 1 vạn con trâu, bò. Trong đợt 1, rét đậm, rét hại kéo dài 32 ngày liên tiếp, nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 13oC, cả tỉnh có 4.928 con trâu, bò bị chết rét. Trong đó, Lạc Sơn có 1.402 con, Kim Bôi 928 con, Đà Bắc có 899 con, Tân Lạc 454 con, Lương Sơn 317 con, Yên Thủy 284 con, Cao Phong 204 con, Mai Châu 190 con, Lạc Thủy 72 con, thành phố Hòa Bình 50 con. Đợt 2, rét hại liên tục trong 5 ngày (từ ngày 14-18/3) làm 5.046 con trâu, bò bị chết. Trong đó, Đà Bắc 1.311 con, Lạc Sơn 928 con, Kim Bôi 904 con, Tân Lạc 614 con, còn lại các huyện khác trên dưới 300 con.... ông Phạm Vinh Xương cho biết thêm: Nguyên nhân làm trâu, bò đổ ngã và chết với số lượng lớn là do tâm lý chủ quan của nhiều hộ chăn nuôi. Đợt rét thứ nhất đã làm cây cỏ, nguồn thức ăn chính của trâu cạn kiệt. Lượng thức ăn dự trữ đáp ứng không đủ. Mặt khác, đợt rét nàng Bân tuy ngắn nhưng cường độ mạnh, kèm theo mưa phùn, gió cộng với nhiệt độ trung bình xuống dưới 10oC, vùng núi cao nhiệt độ xuống cực thấp đã làm nhiều trâu, bò đổ ngã.
Tập quán chăn thả rông vẫn phổ biến ở nhiều nơi
Còn nhớ, đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, cả tỉnh có khoảng 12.000 con trâu, bò bị chết rét, chiếm khoảng 5% tổng đàn gia súc. Những tưởng người nông dân đã có ý thức hơn trong làm chuồng trại, dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông. Mặc dù vậy, ở nhiều xã các huyện vùng cao như: Đà Bắc, Mai Châu, người dẫn vẫn có thói quen thả rông trâu, bò, chưa có ý thức chuẩn bị thức ăn nên khi nhiệt độ xuống thấp đột ngột hoặc dài ngày là nguy cơ cao khiến trâu, bò bị chết đói, chết rét. Thực tế, 2 đợt rét cách đoạn và bất thường vụ đông- xuân 2010-2011 cũng lấy đi của nông dân gần 1 vạn con gia súc. Như vậy, mặc dù chúng ta đã triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho trâu, bò như: khuyến cáo người nông dân chuẩn bị thức ăn dự trữ, bổ sung khoáng chất, vitamin; làm chuồng trại chống rét cho trâu ,bò... Thế nhưng, tập quán chăn thả gia súc tự nhiên vẫn đang phổ biến ở nhiều nơi và hậu quả là nhiều hộ chăn nuôi bỗng chốc trắng tay. Nhiều xã vùng cao của Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc trâu, bò đổ ngã nhiều. Trong khi đó, một số địa phương như: TP Hòa Bình, Cao Phong, Lạc Thủy có số lượng trâu, bò bị chết rét thấp là do người nông dân đã nghiêm túc thực hiện quy trình quản lý vật nuôi, không chăn thả tự nhiên.
Giải pháp hỗ trợ nông dân và khôi phục sản xuất
Trước tình hình trâu bò chết rét với số lượng lớn, ngành NN&PTNT đã đề nghị UBND tỉnh công bố thiên tai từ ngày 14- 18/3/2011 làm cơ sở để Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi theo Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/con. Mới đây, tại cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động quý I năm 2011, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho ngành chức năng rà soát, thống kê chính xác thiệt hại trâu, bò chết rét, chủ trương trích 10 tỷ đồng hỗ 1 triệu đồng/con trâu, bò bị chết rét cho nông dân. Hiện, ngành NN&PTNT đang tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo mạng lưới cơ sở cùng người chăn nuôi tổ chức chăm sóc những gia súc gầy yếu, củng cố, che chắn chuồng trại, bổ sung thức ăn, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêm phòng, chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân 2011. Theo Chi cục phó Chi cục Thú y Phạm Vinh Xương, đây là những biện pháp tình thế trước mắt nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, phải triển khai hỗ trợ chính xác, đúng đối tượng, không để xảy ra thắc mắc, mâu thuẫn tại cơ sở. Về lâu dài cần thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020. Chi cục Thú y cho rằng, trong điều kiện thời tiết thất thường và dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán chăn nuôi không hiệu quả, áp dụng tiến bộ KHKT chăn nuôi mới cho nông dân theo hướng quản lý tốt vật nuôi như ở huyện Tân Lạc đã triển khai hiệu quả cuộc vận động không nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, xây dựng chuồng trại, chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò. Chăn nuôi cần phải có sự quản lý, tổ chức tốt việc dự trữ thức ăn, tận dụng nguồn rơm, cây xanh, các phụ phẩm nông nghiệp khác, tận dụng đất bưa bãi trồng cỏ phát triển đàn gia súc theo hướng hàng hóa. Tiếp đến là phải đẩy mạnh công tác tiêm phòng, tạo miễn dịch cho gia súc. Qua kiểm tra ở một số xã vùng cao cho thấy, tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt 50% tổng đàn, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng- chống dịch bệnh. Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã và đang thực hiện có hiệu quả tại Cao Phong cho thấy đây là hướng đi hiệu quả để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa khi huy động được sự vào cuộc của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và người dân.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 14/4, Hội nông dân (HND) tỉnh, Hội LHPN tỉnh và Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tỉnh đã tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa 3 đơn vị về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41 ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Đến dự có lãnh đạo HND, Hội LHPN tỉnh, lãnh đạo Agribank; trưởng, phó các phòng nghiệp vụ của 3 cơ quan.
Quý I/2011, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào VN đã có nhiều tín hiệu khả quan. Đặc biệt, số vốn FDI giải ngân vẫn duy trì và vượt so với các năm trước; khu vực FDI hiện xuất siêu 969 triệu USD, trong khi cả nước nhập siêu 3,029 tỉ USD. Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao Động, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (FIA), Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết:
Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho thấy, lượng vận chuyển hành khách năm 2010 đã đạt trên 15 triệu lượt người, tăng hơn 20% so với năm 2009. Có thể nói, thị trường HK tăng trưởng mạnh là tín hiệu đáng mừng nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn khi nhiều lĩnh vực của ngành vẫn chưa theo kịp đà tăng trưởng đó.
Nếu được thông qua, bắp kháng sâu, kháng thuốc diệt cỏ sẽ được đưa vào sản xuất trên diện rộng từ năm 2012
Hiện nay, giá lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên 6.000 đồng/kg. Tại Cần Thơ, Hậu Giang và vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang), lúa IR50404 đang được thương lái thu mua với giá 5.900 - 6.000 đồng/kg (lúa khô), lúa hạt dài chất lượng cao giá 6.100 - 6.200 đồng/kg.
(HBĐT) - Những năm gần đây, giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong không ngừng phát triển. Các tuyến đường giao thông nông thôn phát triển rộng khắp.