Không phải lần đầu quy hoạch mạng lưới đường bộ Hà Nội được đưa ra bàn bạc.
Theo sở GTVT Hà Nội, dự kiến nhu cầu vốn cho phát triển GTVT thủ đô giai đoạn 2011 - 2015 là xấp xỉ 260.000 tỷ đồng. 102.000 tỷ đồng từ nguồn vốn này sẽ “rót” cho các tuyến đường vành đai, trong khi các trục chính đô thị dự kiến ngốn 50.000 tỷ đồng.
Báo cáo phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Sở GT - VT xây dựng được đưa ra thảo luận tại UBND thành phố chiều 19/4. Bản báo cáo này gây ấn tượng bởi danh mục và số vốn đầu tư “khủng”, 260.000 tỷ đồng cho giao thông thủ đô 5 năm tới.
Hoá giải tắc nội đô bằng đường vành đai
Ông Lê Vinh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tỏ ra lo ngại vì triển vọng đặt ra cho 5 năm tới quá lớn. “Đưa ra danh mục đầu tư lớn như thế này mà không thực hiện được sẽ mâu thuẫn với thực tế hiện nay khi ta đang chủ trương đầu tư tập trung, tránh dàn trải” - ông Vinh phân tích.
Vị Phó Viện trưởng kiến nghị kế hoạch 5 năm chỉ nên tập trung làm cho xong hệ thống đường “khung” là 4 đường vành đai. Theo ông Vinh, đến 2015, chưa hi vọng giãn được dân theo định hướng của quy hoạch chung đến 2030. Mà hiện tại Hà Nội đang đặc biệt “tắc” ở khu vực nội thành, cần tập trung “gỡ” khu vực này bằng hệ thống đường “khung”. Ông Vinh nhấn mạnh, trước mắt, chỉ cần hoàn thành đường vành đai 1, sẽ “thông” được khu vực lõi.
5 lần ngân sách vẫn không đủ
Về hệ thống giao thông tĩnh, giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến sẽ phát triển diện tích các bến, bãi đỗ xe, phấn đấu tăng thêm 300 - 426 ha. Khoảng 40 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe lắp ghép hoặc bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô sẽ được xây dựng.
Đại diện Sở Xây dựng nhận định, bức tranh giao thông Hà Nội 5 năm tới vẫn khó hình dung khi nỗ lực giảm phương tiện cá nhân không hiệu quả. Giao thông công cộng hiện chỉ đáp ứng được 8 - 9% yêu cầu. Đường phố sẽ chưa thể “thông” nếu lúc nào cũng có hàng nghìn hàng vạn ô tô, xe máy cá nhân đang lưu thông.
“Gật đầu” với nhận định này, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cũng cho rằng “công sức làm đường bao nhiêu mà phương tiện không kiểm soát thì cũng bỏ sông bỏ biển”.
Báo cáo của Sở GT-VT cũng khiến nhiều đại biểu tham dự “choáng” vì con số nhu cầu vốn cho phát triển GTVT thủ đô giai đoạn này dự kiến cần xấp xỉ 260.000 tỷ đồng. Trong số này, vốn từ ngân sách TƯ là 12.000 tỷ đồng, ngân sách thành phố gần 54.000 tỷ đồng, vốn ODA gần 14.000 tỷ đồng và lớn nhất là vốn BT, BOT, PPP gần 180.000 tỷ đồng. Khoảng 40% nguồn vốn này “rót” cho các tuyến đường vành đai (102.000 tỷ đồng). Các trục chính đô thị cũng dự kiến ngốn 50.000 tỷ đồng.
Đại diện Sở Xây dựng đặt dấu hỏi về tính khả thi của kế hoạch. Theo đó, số vốn đầu tư lên tới gần 260.000 tỷ đồng là vượt cả mức tổng đầu tư toàn xã hội của Hà Nội trong 5 năm tới. “Kịch bản” phát triển giao thông thủ đô như vậy có thể “tràn” qua 2015, tới tận 2020 cũng chưa chắc xong.
Đại diện Sở xây dựng cũng tính toán, mỗi năm tăng đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có hạ tầng giao thông của Hà Nội hiện mới dao động trong mức 4000-5000 tỷ đồng. “Như vậy, 5 năm tới, có nhân 5 lần ngân sách cũng không đủ. Tốc độ tăng trưởng của thành phố, giỏi lắm cũng chưa được 100.000 tỷ đồng chứ đừng nói gì 260.000 tỷ đồng” - đại biểu cảnh báo.
Theo đại biểu, cần xem lại quan điểm đầu tư, phải xác định đâu là trọng tâm, là khâu đột phá và phải đưa được giải pháp để đảm bảo tính khả thi khi xây dựng kế hoạch.
Theo Dantri
(HBĐT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, xăng, dầu đã 2 lần tăng giá. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh “thở vắn than dài” trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.
Đã bước vào mùa nắng nóng, nhưng theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong tháng 4.2011 cả nước sẽ không phải tiết giảm phụ tải và nếu cân đối khéo thì cả tháng 5.2011, nhiều khả năng cũng không phải tiết giảm.
Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, 38 nhà máy đường trong nước đang tồn đọng hơn 400.000 tấn đường. Trong khi đó, 50.000 tấn đường đã được nhập khẩu về VN khiến cho việc tiêu thụ đường của các DN đang gặp khó khăn.
Ngày 18.4, tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN công bố là 20.728 đồng/USD. Các NH thương mại niêm yết giá bán USD ở mức trần 20.935 đồng/USD, giá mua ở mức 20.925 đồng/USD. Thị trường tự do hiện hoạt động rất hạn chế, giá USD khoảng 20.940 đồng/USD.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 2956/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011.
(HBĐT)- Trong thời gian vừa qua, thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độ, xung điện để khai thác thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức 13 lớp tập huấn cho160 cán bộ xã, phường và nông ngư dân trên địa bàn tỉnh.