Mặc dù hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, nhưng dự trữ ngoại tệ ít đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.
Mặc dù hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc, nhưng dự trữ ngoại tệ ít đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.
Đó là nhận định của ông Hoàng Chí Bằng, trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp Đài Loan tại Hà Nội ngày 18/4.
Ông Bằng nói thêm, bên cạnh những hạn chế như: thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, hay xảy ra tranh chấp làm ảnh hưởng tiến độ dự án; công nghiệp phụ trợ chưa phát triển; phụ thuộc nhập khẩu máy móc và phụ kiện; thì tình trạng cắt điện thường xuyên đang là một cản trở khi đầu tư ở Việt Nam.
"Chính phủ Việt Nam muốn duy trì giá điện thấp để bảo vệ các nhà đầu tư, nhưng chính vì giá điện thấp nên đã dẫn đến không đảm bảo nguồn cung điện và không đảm bảo đầu tư cho các dự án điện, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam", ông nói.
Bên cạnh những hạn chế ngắn hạn như vậy, theo ông Bằng, xét về lâu dài, Việt Nam vẫn là thị trường kinh doanh và đầu tư tiềm năng, thậm chí còn hấp dẫn hơn Trung Quốc. Do vậy, các doanh nghiệp Đài Loan "nên đẩy mạnh đầu tư và mở rộng thị trường tại Việt Nam trong các năm tới".
Đoàn "Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu thành phố Đài Bắc" gồm 40 người, dưới sự dẫn đầu của ông Lưu Quốc Chiêu, chủ tịch Hiệp hội, đang thực hiện chuyến thăm kéo dài 7 ngày để tìm hiểu môi trường kinh doanh và cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
Theo ông Bằng, năm 2010, thương mại Việt Nam-Đài Loan đạt kim ngạch 8,419 tỷ đô la Mỹ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan đạt 1,442 tỷ đô la Mỹ và Việt Nam nhập khẩu hàng hóa trị giá 6,976 tỷ đô la Mỹ từ Đài Loan. Cũng trong năm 2010, Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 13 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.
Đài Loan chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm như: vải vóc, máy móc và phụ kiện, xăng dầu, gang thép, và nhựa sang Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm chính mà Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam gồm: dệt may, gạo, cao su, thủy hải sản, và máy móc và phụ kiện.
Các doanh nghiệp Đài Loan chủ yếu đầu tư ở khu vực miền nam Việt Nam như: Đồng Nai, Tp. HCM và Bình Dương, tập trung vào các lĩnh vực như: chế tạo phương tiện giao thông, điện tử, xi măng, dệt may, thực phẩm, nông-lâm-ngư nghiệp, cơ khí, cao su, đồ gỗ, dày dép, và dịch vụ, vv… gần đây có đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Các dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ 500 triệu đô la trở lên bao gồm: Chinfon, Vedan, Formosa, CT&D, Compal, Foxcom.
Theo DanTri
(HBĐT) - Ngày 19/4, tại sân vận động thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội chợ thương mại thương hiệu Việt.
Với vai trò của một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước chủ lực, hàng đầu tại Việt Nam, là công cụ thực thi có hiệu quả của Ðảng, Chính phủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng GDP của đất nước, toàn hệ thống Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã khẩn trương triển khai một cách sâu rộng, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả, đồng thời quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sát, nghiêm túc và kiên quyết chỉ đạo triển khai cụ thể hóa Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Theo sở GTVT Hà Nội, dự kiến nhu cầu vốn cho phát triển GTVT thủ đô giai đoạn 2011 - 2015 là xấp xỉ 260.000 tỷ đồng. 102.000 tỷ đồng từ nguồn vốn này sẽ “rót” cho các tuyến đường vành đai, trong khi các trục chính đô thị dự kiến ngốn 50.000 tỷ đồng.
Ngày 19.4, Cty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Cty CP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) đã công bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2011.
(HBĐT) - Chỉ với 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo vẫn có thể tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình tín dụng đặc biệt này đang được Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Đối với huyện Cao Phong – nơi cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chương trình này đang thực sự phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ cộng đồng dân cư, giúp người dân, nhất là những hộ nghèo có thói quen dành dụm, tiết kiệm trong chi tiêu để tạo lập nguồn vốn tự có.
(HBĐ) - Là vùng đất luôn hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp của Yên Thủy phụ thuộc lớn vào thời tiết: Không giữ được nước, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Hầu như năm nào vụ chiêm - xuân ở Yên Thủy luôn phải đối mặt với hạn hán trên diện rộng.