TPHB đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong ảnh: Khu trung tâm thương mai bờ trái sông Đà.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, hạ tầng TPHB có khá nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Nhiều dự án đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị cũng như SX-KD đã và đang được triển khai khá nhanh. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng, trong đó, tái định cư đang đặt ra đối với các cơ quan chức năng.
Thống kê sơ bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hoà Bình, nhu cầu tái định cư cho các dự án trước mắt trên địa bàn thành phố trên cơ sở các dự án hiện đang triển khai thủ tục cũng như đã đầu tư hạ tầng lên đến gần 1.600 lô. Cụ thể, dự án đường Hoà Lạc - TPHB khoảng 120 lô; dự án chống sạt lở tổ 25, P. Đồng Tiến 190 lô; các dự án khác xã Trung Minh khoảng 80 lô; trụ sở TAND tỉnh 22 lô; khu liên hiệp thể thao Thịnh Lang 210 lô; khu CN bờ trái sông Đà 100 lô; đường 435 (đường Tây Tiến) khoảng 60 lô; giải toả nhà dân trong vùng ảnh hưởng của bãi rác Yên Mông khoảng 85 lô; dự án công viên hồ Thịnh Lang 200 lô và trường Đại học Đông Nam á khoảng 500 lô.
Ông Nguyễn Sỹ Loan, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TPHB cho biết: Tái định cư đối với các hộ dân trong diện phải giải tỏa nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng trên địa bàn thành phố hiện nay đang là vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người, hộ gia đình bị thu hồi đất. Cũng theo ông Loan, trong phát triển đô thị, đặc biệt là hạ tầng thì mặt bằng tái định cư sẵn có mới đáp ứng kịp thời cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Hồng Trung
Theo sở GTVT Hà Nội, dự kiến nhu cầu vốn cho phát triển GTVT thủ đô giai đoạn 2011 - 2015 là xấp xỉ 260.000 tỷ đồng. 102.000 tỷ đồng từ nguồn vốn này sẽ “rót” cho các tuyến đường vành đai, trong khi các trục chính đô thị dự kiến ngốn 50.000 tỷ đồng.
Ngày 19.4, Cty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam (WVB FISL) và Cty CP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) đã công bố kết quả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh quý I/2011.
(HBĐT) - Chỉ với 10.000 đồng, nhiều hộ nghèo vẫn có thể tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng, chương trình tín dụng đặc biệt này đang được Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh. Đối với huyện Cao Phong – nơi cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chương trình này đang thực sự phát huy hiệu quả. Không chỉ giúp ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm từ cộng đồng dân cư, giúp người dân, nhất là những hộ nghèo có thói quen dành dụm, tiết kiệm trong chi tiêu để tạo lập nguồn vốn tự có.
(HBĐ) - Là vùng đất luôn hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp của Yên Thủy phụ thuộc lớn vào thời tiết: Không giữ được nước, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Hầu như năm nào vụ chiêm - xuân ở Yên Thủy luôn phải đối mặt với hạn hán trên diện rộng.
(HBĐT) - Đến cuối năm 2007, mạng lưới giao thông của tỉnh có hơn 4.200 km, trong đó, quốc lộ và đường Hồ Chí Minh 298 km, 398 km đường tỉnh, 740 km đường huyện và hơn 2.700 km đường GTNT. Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư cải tạo, nâng cấp như: QL 12B, QL21, và một số tuyến đường tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, nâng cao đời sống nhân dân.
(HBĐT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, xăng, dầu đã 2 lần tăng giá. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh “thở vắn than dài” trước tình hình giá nhiên liệu tăng cao.