Nông dân xã Quy Mỹ (Tân Lạc) chăm sóc dưa chuột vụ xuân.

Nông dân xã Quy Mỹ (Tân Lạc) chăm sóc dưa chuột vụ xuân.

(HBĐT) - Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc Dương Văn Chiến cho biết: Sản lượng cây trồng của huyện tăng nhanh trong những năm qua là kết quả của cách làm bài bản. Diện tích gieo trồng hàng năm của huyện trên 12.500 ha, tập trung vào các loại cây lương thực, công nghiệp, rau quả và các loại cây trồng khác.

 

Trên cơ sở đó, huyện quy hoạch thành 4 tiểu vùng và có phương án cơ cấu lại mùa vụ, bố trí cây trồng thích hợp. éể bảo đảm nước tưới, huyện tận dụng địa hình núi, đồi thoải đầu tư nhiều công trình thủy lợi mới, cùng với việc khai thác nước hồ, đập tự nhiên phục vụ sản xuất. Hiện tại, huyện có trên 100 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đảm bảo nước tưới cho hơn 80% diện tích gieo trồng. Trong 11 công trình thủy lợi do Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi quản lý có 2 công trình hồ Trù Bụa xã Mỹ Hòa và hồ Nà Ai - xã Tử Nê đảm bảo nước tưới cho từ 90-100% diện tích gieo trồng.

 

Từ vụ đông năm 2007, xóm Biệng (xã Quyết Chiến) có 9 hộ nông dân tham gia mô hình thí điểm trồng su su lấy ngọn do Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh thực hiện với tổng diện tích gần 0,5 ha, đến nay, cả xóm đã có 69 hộ trồng su su với tổng diện tích khoảng 13,2 ha. Trong đó có 60 hộ trồng lấy ngọn với diện tích khoảng 9,2 ha và 9 hộ trồng lấy quả với diện tích khoảng 4 ha. Sau một thời gian trồng, chăm sóc, cây phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch ngọn từ tháng thứ ba, thu đều đặn 2 - 4 lần/tuần trong vòng 4 - 6 tháng/năm, năng suất khoảng 60 - 90 kg/1.000 m2. Với giá thu mua tại vườn khoảng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg như hiện nay, 1.000 m2 trồng su su lấy ngọn cho thu nhập khoảng 180.000 - 450.000 đồng mỗi lần thu. Hiệu quả kinh tế không dưới 2 triệu đồng/tháng. Vào thời điểm thu hoạch rộ, trúng giá, thu nhập lên đến 5 triệu đồng/tháng. Trồng su su lấy ngọn cho năng suất cao hơn nhiều so với các loại cây khác như lúa, ngô, sắn, đậu tương... Yên tâm nhất là đầu ra cho sản phẩm ngọn su su khá ổn định. Điều này lý giải tại sao xóm Biệng ngày càng nhân rộng được mô hình trồng su su lấy ngọn.

 

Theo thống kê sơ bộ, 4 xã vùng cao Quyết Chiến, Nam Sơn, Bắc Sơn và Ngổ Luông của huyện Tân Lạc hiện có 308 hộ trồng su su với tổng diện tích trên 27 ha. Trong đó có 242 hộ trồng lấy ngọn với diện tích trên 19 ha, 66 hộ trồng lấy quả với diện tích 8 ha. Riêng xã Quyết Chiến có 155 hộ trồng, diện tích khoảng 14,6 ha. Sau vài năm xuất hiện, mô hình trồng su su lấy ngọn đã khẳng định được sức sống tại các xã vùng cao.

 

Nhờ ứng dụng và chuyển giao KHKT trong nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh sản lượng cây trồng của huyện Tân Lạc. Bình quân mỗi năm, huyện tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất cho hàng nghìn lượt hộ tham gia. Nhiều cách làm hay được ứng dụng rộng rãi như: canh tác bền vững trên đất dốc, thâm canh lúa lai, ngô lai, trồng rau an toàn, sử dụng thuốc trong danh mục, tưới nước tiết kiệm... góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với việc chuyển giao KHKT đến các xã, thị trấn, trong năm 2010, Phòng NN&PTNT đã tham mưu, xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 được UBND huyện phê duyệt. Ngoài ra còn tham mưu cho Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế vùng gắn liền với định hướng phát triển kinh tế của huyện như: mô hình trồng su su lấy ngọn vùng cao, mô hình lợn nái, sản xuất giống lúa... Những biện pháp tổng hợp đó được thực hiện đồng bộ, góp phần vào hạ giá thành sản phẩm làm tăng thu nhập đã góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn khoảng 20% (tiêu chí cũ).

 

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

Các tin khác

Nông dân xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đầu tư trồng mía tím cho hiệu quả kinh tế cao.
Một số hộ dân nhận khoán của công ty đã liên danh hợp tác phát triển trang trại nuôi gà thịt công nghiệp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vượt rào lãi suất - Nhiều chiêu đối phó, nhiều nơi lọt sổ

Dù sau khi lãi suất tiền gởi ngoại tệ bị khống chế xuống còn 3%/năm, lượng tiền gởi ngoại tệ đã dần chuyển sang tiền đồng, thế nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn khát vốn, tìm mọi cách lách luật, vượt trần lãi suất. Và đặt biệt, các tổ chức tài chính (công ty bảo hiểm) được lọt sổ nên vô tư vượt trần lãi suất mà không bị chế tài…

Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 1 năm

Nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2011, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian một năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.

2.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương (VietinBank) cho biết, năm 2011 VietinBank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh dành 2.000 tỷ đồng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.

Siêu thị từ chối hàng “làm giá”

Nhiều siêu thị sẵn sàng từ chối đòi hỏi tăng giá không hợp lý, thậm chí chấp nhận tạm thời để trống quầy hoặc thay bằng hàng khác khi chưa thỏa thuận được giá hợp lý với các nhà cung cấp

Lương Sơn: Trên 498 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 24 dự án xây dựng cơ bản với tổng mức đầu tư 498.895 triệu đồng, vốn kế hoạch được giao 65.200 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 45.796 triệu đồng.

Xã Kim Bôi phá vườn tạp, trồng cây ăn quả

(HBĐT) - Hôm chúng tôi đến thăm ông Bùi Văn Lực ở xóm Vố, xã Kim Bôi (Kim Bôi) đúng lúc gia đình ông đang tập trung chăm sóc cho 0,5ha nhãn mới ra giống từ đầu tháng giêng vừa rồi. Ông Lực dừng tay rồi đưa chúng tôi đến chiếc bàn uống nước được kê trong khu vườn nhãn đang khép tán. Câu chuyện giữa chủ và khách diễn ra chẳng khác nào như “hội nghị đầu bờ” về phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trang trại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục