Một số hộ dân nhận khoán của công ty đã liên danh hợp tác phát triển trang trại nuôi gà thịt công nghiệp.

Một số hộ dân nhận khoán của công ty đã liên danh hợp tác phát triển trang trại nuôi gà thịt công nghiệp.

(HBĐT) - Ngày 14/7/2010, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1075/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Nông trường Sông Bôi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật DN với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kinh doanh dịch vụ tổng hợp.

 

Nông trường Sông Bôi đã khẩn trương rà soát, sắp xếp lại lao động, ổn định tổ chức, xây dựng phương án quản lý và sử dụng đất đai, xử lý tài sản để chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Sông Bôi (Công ty Sông Bôi). Công ty hiện quản lý 1.531 ha đất sản xuất với gần 1300 hộ nhận khoán. Công  ty chỉ đạo các đơn vị sản xuất kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở kịp thời giải quyết những vướng mắc trong sản xuất; đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao KHKT cho hộ nhận khoán.

 

Chè và cây có múi kết hợp với chăn nuôi đại gia súc được xác định là những cây, con chủ lực. Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa vào khai thác, năng suất đã giảm đáng kể. Trong định hướng phát triển cây chè, cam kết hợp, Công ty đã thành công bước đầu đưa các tiến bộ KHKT, giống mới vào thay thế các giống cũ, hiệu quả chưa cao. Giống chè mới LDP1  được thử nghiệm thành công và đang được nhân diện rộng. Năng suất năm thứ 10 đạt từ 15-20 tấn/ha, có thể cho thu nhập từ 60- 80 triệu đồng/ha tiếp tục khẳng định, chè là cây chủ lực của đồng đất Sông Bôi. Công ty đã đứng ra bảo lãnh cho hộ cán bộ công nhân vay vốn, trung bình từ 15- 20 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng phát triển Hòa Bình, góp phần giúp hộ dân có thêm nguồn lực đầu tư cho 150 ha chè lai, từng bước xây dựng Công ty Sông Bôi trở thành vùng trọng điểm cây chè.

 

Ông Đặng Thế Phương, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đang đặt mục tiêu phát triển diện tích chè lên khoảng 400 ha, thực hiện sản lượng từ 6.000- 8.000 tấn/năm (600-1.000 tấn chè khô/năm). Nhiều hộ dân đã đầu tư máy hái chè công nghiệp có thể thay thế từ 25-35 lao động, năng suất hái từ 1- 1,8 tấn/ngày. Cây cam cũng đang được tiếp tục đầu tư và khẳng định được thế mạnh của Sông Bôi với tổng diện tích 46 ha. Năm 2010, cam kinh doanh mới cho sản lượng đạt 133 tấn, đem lại thu nhập khá cho người lao động. Chăn nuôi hàng hóa, quy mô lớn cũng băt đầu phát triển ở Công ty Sông Bôi góp phần cải thiện đời sống cho hộ nhận khoán. Nhiều gia đình đã mạnh dạn hợp tác với các cá nhân, tổ chức chăn nuôi công nghiệp và trồng thử nghiệm cây thanh long lòng đỏ theo tính toán có thể thu hoạch trong vòng 20- 25 năm, mức đầu tư từ 250-300 triệu đồng/ha, khi đưa vào khai thác thu nhập đạt 400 triệu đồng/ha.

 

Nhờ thực hiện những giải pháp trên, Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, có bước phát triển khá vững chắc. Các sản phẩm đặc biệt là chè xanh, cam, ngô được người tiêu dùng chấp nhận, sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chi phí sản xuất giảm đáng kể. Hiệu quả sản xuất cao hơn trước. Lợi nhuận tăng gần 7 lần so vói năm 2009. Nộp các loại thuế cho ngân sách tăng 197,3% so với năm 2009. Tổng doanh thu năm 2010 đạt 8,3 tỷ đồng, tăng 224,8% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu sản xuất - kinh doanh đạt 102,2% so với năm 2009. Tình hình tài chính được cải thiện. Tài sản lưu động, đặc biệt là vốn bằng tiền mặt tăng lên rõ rệt. Công ty thanh toán được một phần công nợ.  Các khoản phải thu giảm trên 50%. Công ty đã thanh toán được các khoản nợ vay năm 2010 là 2,8 tỷ đồng. Đời sống CB-CNV, các chế độ chính sách đối với người lao động thực hiện đạt 106,2% so với chỉ tiêu nộp BHXH năm 2010. Giám đốc Đặng Thế Phương cho biết thêm: về định hướng trong những năm tới công ty sẽ tập trung khai thác các nguồn lực để đầu tư vốn, kỹ thuật, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tạo vùng sản hàng hóa, tập trung cho vùng chè, cam, cây lương thực, thực phẩm xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Sông Bôi; phát triển chăn nuôi theo xu hướng gia trại, trang trại gắn với kinh tế đồi rừng tạo sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp.

                                                                                               

                                                                              Lê Chung

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục