Những biển hiệu, băng rôn to đùng được treo trước cửa hàng với những thông tin cũng hết sức gây sốc như: giảm giá đến 50%, tháng siêu khuyến mại, bán hàng giá gốc… Thế nhưng, chính những kiểu tiếp thị này lại khiến người tiêu dùng nghi ngờ.
Để gây sự chú ý cũng như kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, hiện nay tại các cửa hàng, siêu thị, shop quần áo thời trang… trên nhiều tuyến phố của Hà Nội xuất hiện những biển quảng cáo tấm lớn với những lời quảng cáo hấp dẫn như: Giảm giá đến 50%, tháng siêu khuyến mại, bán hàng giá gốc…
Siêu khuyến mại tại một shop thời trang trên phố Thái Hà. |
Dù đã hết thời gian khuyến mại, nhưng tấm pano vẫn không được gỡ bỏ. |
Tại một shop thời trang trên phố Thái Hà, ngoài tấm pano treo cạnh cửa hàng, để gây sự chú ý, chủ nhân của shop thời trang này đã cho dán chữ Sale to vật vã, chùm kín cả cửa kính ra vào. Hay cũng tại con phố này, một siêu thị cho treo tấm pano với dòng chữ: Giảm giá đến 50% với tất cả những sản phẩm đồ chơi thiếu nhi. Nếu thoạt nhìn, nhiều người sẽ tưởng siêu thị này đang có chương trình khuyến mại, thế nhưng nếu để ý kĩ thì mới nhìn thấy thời gian khuyến mại là đến hết 1.6 rất nhỏ bên cạnh…
Sợ mập mờ này chẳng khác nào đánh bẫy người tiêu dùng. Không ít người chỉ vì những lời quảng cáo này tại các cửa hàng mà đã dừng chân vào mua hàng. Nhưng khi bước chân vào đến cửa hàng thì mới biết chương trình khuyến mại đã hết từ lâu. Chính điều này mà những chương trình khuyến mại tưởng chừng như rất hấp dẫn ấy lại khiến người tiêu dùng không mấy quan tâm. Thậm chí có người còn nghi ngờ về tính trung thực của chương trình khuyến mại cũng như chất lượng của những sản phẩm khuyến mại.
Không thể đếm xuể những cửa hàng giảm giá 30%... |
Chị Nguyễn Hoàng Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hết bức xúc khi cho rằng mình đã bị lừa. Chị Lan nói: “Tuần trước tôi có mua một chiếc váy tại một shop thời trang trên đường Cầy Giấy với giá 600 nghìn đồng và được giảm giá 50%. Những tưởng với giá 300 nghìn đồng đã là khá mềm, không ngờ khi mặc đi làm, mọi người cùng cơ quan nói tôi bị mua hớ, giá của chiếc váy này trên phố chỉ 250 nghìn đồng. Từ giờ chắc tôi sẽ không dám mua đồ khuyến mại nữa”.
Chị Nguyễn Phương Linh, một khách hàng hay săn hàng khuyến mại cũng cho rằng, mua hàng khuyến mại cũng như đi câu. May thì mua được đồ tử tế, còn không thì thường là đồ lỗi mốt, hoặc chất lượng không đảm bảo. “Có lần tôi vào một bách hóa giày trên phố Tôn Đức Thắng để mua hàng khuyến mại. Không ngờ khi lựa chọn sản phẩm tôi phát hiện ra rất nhiều đôi giày bị rách. Những kiểu khuyến mại như thế này không hiếm gặp hiện nay tại các cửa hàng” - chị Linh nói.
... và 20% như thế này trên các tuyến phố của Hà Nội. |
Cũng theo chị Linh, để không bị mua phải hàng lỗi cũng như bị hớ, người tiêu dùng nên khảo giá những sản phẩm cùng loại ở những cửa hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua. Bởi rất có thể sản phẩm được giảm giá cao là do giá được nâng lên rồi trừ % cao để gây sự chú ý với khách hàng, nhưng thực tế thì giá cũng không rẻ hơn so với những cửa hàng khác. Người tiêu dùng cũng nên quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc xuất xứ. Nhãn mác phải đầy đủ thông tin về nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu như: địa chỉ, số điện thoại…
Hiện nay, nhiều sản phẩm có thương hiệu nước ngoài như Nike, Adidas, Louis Vuiton đã bị làm nhái. Cũng không ít người đã phải “ngậm bồ hòn” khi bỏ ra cả đống tiền để mua hàng hiệu, nhưng thực chất đó là hàng nhập lậu được đóng mác hàng hiệu. “Cách đây 2 ngày, tôi mua một chiếc áo thể thao mang nhãn hiện Nike trên phố Trịnh Hoài Đức với giá 2,5 triệu đồng. Chủ cửa hàng khẳng định đây là hàng nhập khẩu, hàng xịn 100%, thế nhưng một người bạn tôi ở nước ngoài mới về khẳng định đây là Nike “nội” - anh Hoàng chia sẻ.
Theo số liệu tổng kết của Chi cục QLTT Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm nay, các Đội QLTT đã kiểm tra, xử lý 239 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, xử phạt hành chính trên 1,4 tỉ đồng, tịch thu tiêu huỷ 1038 sản phẩm quần áo, túi xách, dây lưng; 776 đôi giầy, dép giả nhãn hiệu NIKE, Adidas, Louis Vuiton. Một cán bộ QLTT cho biết chưa thể xử lý triệt để tình trạng vi phạm, vì tình trạng vi phạm về sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra hết sức tinh vi, rất khó phát hiện...
Theo Bao LĐ
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có trên 100 công trình đầu tư xây dựng cơ bản với tổng giá trị đầu tư trên 989 tỉ đồng.
Khó khăn về vốn - bài toán làm đau đầu tất cả các nhà đầu tư trong thời gian này. Vốn không chỉ khó tiếp cận mà lãi suất còn quá cao. Đây cũng là những quan ngại chung của đại diện các tập đoàn đang đầu tư vào điện.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM đã chuyển đổi những vùng đất hoang hóa, phèn hóa thành khu vực mang lại giá trị gia tăng lớn cho TP như nâng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động… Nhưng trước tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề công nghiệp hóa đang là bài toán khó. Vì vậy, Ban Quản lý các KCX-KCN TP (Hepza) vừa tổ chức Hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong KCX-KCN TPHCM và nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư hướng tới công nghệ cao”, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà kinh tế để thực hiện đúng chủ trương Đảng bộ TP đã đề ra.
Giới chuyên môn cảnh báo doanh nghiệp trong nước cần phải tỉnh táo để tránh bị ép giá, thao túng giá
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng sáu tháng đầu năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn duy trì sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% so với năm 2010. Là một doanh nghiệp gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với nông nghiệp, nông dân, Vinachem luôn đồng hành và chia sẻ những khó khăn với nhà nông, thực hiện thắng lợi các mục tiêu theo quy hoạch của Chính phủ.
(HBĐT) - Các HTX trên địa bàn tỉnh đang giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT). Hiện nay, các HTX làm ăn hiệu quả đang giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động và có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Nhưng chỉ có 30% số HTX làm ăn khá - giỏi, còn lại là HTX trung bình và yếu kém đang đặt ra thách thức làm thế nào để tỉnh ta có nhiều HTX làm ăn hiệu quả?