Bắt đầu từ hôm nay, 1.7, Thông tư số 13/2011/TT-NHNN quy định các Tập đoàn Nhà nước, các Tổng công ty Nhà nước phải bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực.

Theo thông tư này, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và không phải là TCTD, phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho TCTD được phép theo quy định.

Nguồn ngoại tệ phải bán cho các TCTD gồm ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của các Tập đoàn, Tổng Cty gửi tại TCTD tại thời điểm tính từ ngày 1.7. Đồng thời, phải bán cả ngoại tệ thu được từ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp (trừ các nguồn thu từ giao dịch vốn) của Tập đoàn, Tổng Cty nhà nước phát sinh kể từ ngày 1.7.

Từ ngày hôm nay, các Tập đoàn, Tổng Cty Nhà nước bắt đầu phải bán ngoại tệ cho ngân hàng
Từ ngày hôm nay, các Tập đoàn, Tổng Cty Nhà nước bắt đầu phải bán ngoại tệ cho ngân hàng (ảnh: internet)

Các Tập đoàn, Tổng Cty cũng có quyền mua số ngoại tệ còn thiếu từ TCTD trên cơ sở xuất trình tài liệu, chứng tờ hợp lệ. Việc các Tập đoàn, Tổng Cty bán ngoại tệ cho các ngân hàng được cho rằng sẽ giúp thị trường ngoại tệ ổn định hơn.

Tính đến hết tháng 3.2011, qua báo cáo từ 78 tổ chức, Tập đoàn, Tổng Cty thì tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức này là 1,61 tỷ USD. Trong đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.

Cuối năm 2010, khi bắt đầu thực hiện chủ trương các Tập đoàn, Tổng Cty phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, các ngân hàng đã gặp không ít khó khăn khi các doanh nghiệp không chịu hợp tác, đồng thời tìm mọi cách để chứng minh nhu cầu sử dụng để giữ lại càng nhiều USD càng tốt. Đầu năm nay, khi Chính phủ tiếp tục siết chặt quản lý đối với ngoại hối thì việc này lại tiếp tục được nhắc lại và yêu cầu phải được chỉ đạo sát sao để thực hiện nghiêm túc hơn.

 

                                                                        Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
CCB Hà Văn Thườm - một trong những gương điển hình trong phát triển kinh tế trang trại tổng hợp ở xã Mai Hịch (Mai Châu).
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH đề nghị “thắt chặt cho vay nhưng cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng bình quân” - Ảnh: Ngọc Thắng

Hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký xuất xứ

Tại cuộc họp báo chiều 30/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết, Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Mỹ xem Việt Nam là thị trường trọng tâm thúc đẩy

Báo cáo Chiến lược xuất khẩu quốc gia do Bộ Thương mại Mỹ vừa đưa ra đã đưa Việt Nam vào danh sách thị trường trọng tâm thúc đẩy.

Đã bố trí 1.600 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới

Bộ Tài chính cho biết ngoài số kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm năm 2009-2010, năm 2011, ngân sách Trung ương đã bố trí 1.600 tỷ đồng kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Phú Minh đón mùa vàng bội thu

(HBĐT) - Cuối tháng 6, thời tiết Phú Minh (Kỳ Sơn) nắng như đổ lửa nhưng đi khắp đường làng, ngõ xóm đâu đâu, chúng tôi cũng bắt gặp không khí hăng say lao động, khẩn trương thu hoạch lúa chiêm- xuân, chuẩn bị đất gieo cấy vụ mùa hè- thu cho kịp khung thời vụ.

Bao giờ giảm giá xăng dầu?

Kể từ cuối tháng 4.2011, giá dầu trên thị trường thế giới đã giảm và ổn định ở mức trên dưới 100USD/thùng. Nửa đầu tháng 6.2011 so với tháng 5.2011, giá dầu hoả tăng 0,12%, diesel 0,05S tăng 0,22%, madút tăng 2,49%, nhưng giá bình quân mặt hàng A92 xăng thành phẩm lại giảm tới 6,87USD/thùng (tương đương 5,4%). Người tiêu dùng đang trông chờ giá bán lẻ xăng dầu sẽ giảm.

Tương lai... khó lường

Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 6 triệu tấn than/năm và đến năm 2025 là 60-70 triệu tấn để đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất điện nhưng thị trường than thế giới tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục