Theo cân đối đến năm 2015, TKV sẽ phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn than phục vụ nhu cầu trong nước, chủ yếu là các nhà máy điện chạy than. Nhưng hiện tình hình NK than không đơn giản, có tiền cũng chưa chắc đã nhập khẩu được.

Ông Lê Minh Chuẩn - TGĐ Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN (TKV) đã lên tiếng trần tình về việc NK than của tập đoàn này tại cuộc họp giao ban sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức sáng 4.7.

Nghịch lý vừa xuất, vừa nhập của ngành than Việt Nam.     Ảnh: Trần Ngọc Duy
Nghịch lý vừa xuất, vừa nhập của ngành than Việt Nam. Ảnh: Trần Ngọc Duy

Theo ông Chuẩn, vừa qua TKV chỉ đạo TCty Than Đông Bắc NK 9.500 tấn than từ Indonesia (báo Lao Động đã đưa tin) là để thí điểm chuẩn bị cho việc NK than vào năm 2015, tuy nhiên, việc này TKV đã phải chuẩn bị từ 5-7 năm trước. Vừa qua, việc đàm phán với các đối tác NK than cũng không đơn giản do thị trường NK đã được các Cty chiếm thị phần lớn chi phối, nên việc đàm phán mua than với số lượng lớn là rất khó khăn.

Hiện muốn có nguồn than lớn từ nước ngoài một cách ổn định thì phải mua mỏ (hoặc mua quyền khai thác mỏ) và có cổ phần sở hữu mỏ than ở nước ngoài. Ông cũng cho biết, hiện giá nhập khẩu FOR là 73,6USD/tấn, cộng cước vận chuyển về VN là 27USD, thì giá nhập than tại cảng Cát Lái đã là 100,6USD/tấn (loại than 10b2). Loại than tương tự TKV hiện đang xuất khẩu có giá là 108,6USD/tấn. Nếu vận chuyển than từ Cẩm Phả, Hòn Gai vào Cát Lái thì giá sẽ lên tới 12USD/tấn. Chênh lệch giữa than nhập và than từ Hòn Gai là 14USD/tấn.

Câu hỏi đặt ra, tại sao TKV vừa xuất, vừa nhập than? Tại sao không để than trong kho, rồi tới 2015 mà xài? Ông Lê Minh Chuẩn phân tích: "Chu kỳ đầu tư cho 1 mỏ than hầm lò nhanh nhất phải mất 7 năm, cho sản lượng vào 1,5-2 triệu tấn công suất thiết kế. Trong khi đó, nhu cầu than trong nước năm nay khoảng 27,5 triệu tấn, năm 2012 dự kiến trên 30 triệu tấn. Trong năm nay, chúng tôi lên kế hoạch sản xuất đã 44 triệu tấn than sạch, trừ 27,5 triệu tấn dùng trong nước, số còn lại XK khoảng 16 triệu tấn. Trên thực tế, đây là bài toán cân đối tài chính của ngành than".

“Hiện giá điện từ 1.3, EVN đã tăng 15,28%, nhưng giá than bán cho điện mới tăng 5%. Riêng 6 tháng đầu năm, EVN còn nợ TKV hơn 1.000 tỉ đồng tiền điện chưa thanh toán. Năm nay, giá thành than cũng tăng lên 20-30%. Nếu bảo chỉ sản xuất đủ trong nước thôi thì với giá than hiện tại, chúng tôi không đủ tái đầu tư các mỏ than mới, nuôi sống hơn 86.000 lao động mỏ. Phải có lộ trình giảm dần lượng XK thì từ năm 2015, dự kiến ngành than sẽ không XK mà chuyển sang nhập thuần” - ông Chuẩn nói.

                                                                           Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục