Diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, manh mún đang tạo áp lực lớn đến cuộc sống của một bộ phận nông dân. Ảnh: Yến Ngọc
Kết quả điều tra cho thấy, bình quân có 6% (cao nhất tới 18,4%) số hộ nông dân ở nông thôn không hề có mảnh đất nông nghiệp nào và 14% số hộ đang phải thuê đất để sản xuất. Không có tư liệu sản xuất khiến chênh lệch thu nhập của nông dân đang ngày càng giãn rộng, kéo theo chất lượng sống của nhiều hộ nông dân đang suy giảm, an ninh lương thực bị đe dọa.
Đây được xem như một nguy cơ vì khi phải làm nhiều việc, người nông dân mất đi cơ hội tăng quy mô, kỹ năng để sản xuất hàng hóa, tăng năng suất, lợi nhuận...
Đe dọa an ninh lương thực
Kết quả điều tra hộ nông thôn tại 12 tỉnh và thành phố (Nghệ An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Quảng Nam, Long An và TP Hà Nội) vừa được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), Viện Khoa học lao động xã hội (ILLSA) và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) cho thấy, bình quân có 6% số hộ không có đất nông nghiệp sản xuất, thậm chí có tỉnh tỷ lệ nông dân không có đất canh tác rất cao như Long An (gần 9,4%), Đắc Lắc (9%), Khánh Hòa (18,4%)… 13-14% số hộ phải đi thuê đất sản xuất, khoảng 21% hộ tham gia mua bán quyền sử dụng đất. Trong 2 năm qua, có 14% số hộ được điều tra mất đất sản xuất, chủ yếu là hình thức cho, tặng chiếm 49%, bị thu hồi 29%, bán đất 12%. Việc bán đất tại các tỉnh phía nam diễn ra phổ biến hơn phía bắc, trong khi bị thu hồi đất thì ngược lại. Tại các địa phương ven đô của Hà Nội 3 năm gần đây đã có tới 30-35% đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn dành cho các mục đích phát triển khu công nghiệp, đô thị.
Điều đáng lo ngại, đất thu hồi chủ yếu là diện tích "bờ xôi, ruộng mật" màu mỡ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000-2009, diện tích đất nông nghiệp của 12 tỉnh giảm bình quân 18.000ha/năm. Giáo sư Finn Tarp, Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) cho rằng, diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang giảm đi và không đủ giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Điều này có nguy cơ làm cho sản lượng nông nghiệp thiếu hụt và đẩy số người di cư từ nông thôn ra thành thị, gây ra nhiều sức ép lớn cho xã hội.
Theo báo cáo mới đây của Bộ NN&PTNT, hiện cả nước chỉ có hơn 9 triệu hécta đất nông nghiệp, trong đó khoảng 4 triệu hécta đất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này đang giảm một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi năm, nông dân dành 74.000ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Riêng năm 2010, diện tích đất lúa trên toàn quốc đã giảm gần 379 nghìn hécta, giảm nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh 3.045ha, Tây Ninh 2.764ha, Long An 2.697ha, Tiền Giang 1.875ha, Bến Tre 1.725ha, Hải Dương 1.642ha, thành phố Hà Nội 1.067ha, Hưng Yên 943ha… Các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng, với đà này và tốc độ gia tăng dân số, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
Hạn chế chuyển đổi mục đích đất lúa
Để giữ được diện tích lúa, nhiều tỉnh, thành đã có hình thức hạn chế đối với sử dụng đất, phổ biến là buộc người nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, việc quy hoạch và thực hiện của chính quyền địa phương ngày càng bị buông lỏng. Ông Lương Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (CIEM) cho rằng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích đã tác động lớn đến đời sống kinh tế của nông dân. Bởi hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu nông nghiệp của nước ta còn chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này tạo ra sức ép lớn đến giải quyết việc làm cho người nông dân. Do vậy, Nhà nước cần có các chính sách giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng hiệu quả lao động và đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ việc làm cho nông dân. Theo ông Lương Đức Khải, nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong quá trình thu hồi đất. Người dân không có con đường nào khác ngoài sản xuất nông nghiệp mà tư liệu sản xuất phải có là đất. Việc mất dần đất nông nghiệp sẽ đẩy cuộc sống người nông dân vào khó khăn.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo những nguy cơ khi các dự án triển khai đang làm giảm dần diện tích đất nông nghiệp. Đáng quan ngại là đa phần diện tích này đều rơi vào những dự án... "treo". Do đó, các địa phương không được chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích khác, hoặc các dự án có ảnh hưởng đến khu vực đất sản xuất nông nghiệp liền kề, phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Một khi đất trồng lúa bị thu hẹp, kỹ thuật thâm canh lúa nước không còn đáp ứng được nhu cầu, chắc chắn thế hệ mai sau của Việt Nam sẽ bị tổn thương, để lại những hậu quả mà những biểu hiện dễ thấy là nông dân thiếu ruộng, thiếu việc làm.
Theo HaNoiMoi
Giá hàng bình ổn mỗi nơi một kiểu và có lúc cao hơn giá trị trường; cư dân có thu nhập cao, ở những khu dân cư sang trọng lại được bình ổn giá, ngược lại người nghèo lại khó mua vì hệ thống phân phối chưa tới… Những bất cập của chương trình bình ổn giá ở TP Hồ Chí Minh ngày càng lộ rõ hơn khi giá cả thị trường đang leo cao.
Ngày 15-7, lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh, thành ủy và UBND bảy tỉnh thành duyên hải miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) ngồi lại với nhau ở Đà Nẵng tại hội thảo “Liên kết phát triển bảy tỉnh duyên hải miền Trung”.
Ông Nguyễn Hoài Giang - Tổng Giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết đúng 6 giờ ngày 15/7, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức tạm ngừng hoạt động để tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần đầu.
(HBĐT) - Ngày 15/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 2, khóa IV, nhiệm kỳ 2010-2015.
(HBĐT) - Dự án đường dây và trạm biến áp 110 KV Xuân Mai - Thanh Nông có tầm quan trọng đặc biệt cấp điện cho vùng nam công nghiệp Lương Sơn, KCN Thanh Hà và các CCN, cơ sở sản xuất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh được khởi động từ nhiều năm nay nhưng do nhiều nguyên nhân bị chậm tiến độ, ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình vận hành của Dự án xi măng Hòa Bình.
(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh thời tiết diễn ra khá phức tạp. Đầu vụ thời tiết rét kéo dài, gần cuối vụ vài nơi xảy ra tố lốc làm đổ cây, nền nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình phun râu của ngô. Đây là những khó khăn chung cho việc trồng ngô trên toàn tỉnh.