Các chuyên gia đã chốt tổng mức chi phí xây dựng tuyến đường sắt Campuchia-Việt Nam là 686 triệu USD sau khi công bố kết luận về bản nghiên cứu khả thi dự án đường sắt kết nối tỉnh Kampong Speu tới biên giới Việt Nam.
Dự án nói trên sẽ bổ sung vào đoạn khuyết lớn nhất trong kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt liên Á khổng lồ từ Singapore đi Côn Minh (Trung Quốc).
Theo một thông cáo báo chí của Campuchia, Công ty khảo sát và thiết kế đường sắt số III thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Kampong Speu-Việt Nam từ tháng 7/2009 với khoản kinh phí lên đến 3 triệu USD.
Tuy nhiên, tổng kinh phí 686 triệu USD dự trù cho tuyến đường sắt dài 257km này chưa bao gồm chi phí đền bù tái định cư cho cư dân các khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án.
Hiện các quan chức Campuchia chưa cho biết liệu đã có thể chắc chắn có đủ mức kinh phí nói trên, trong khi chờ Thủ tướng Campuchia Hun Sen phê duyệt bản nghiên cứu khả thi này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Theo kế hoạch, tuyến đường sắt dài 257km sẽ bắt đầu từ huyện Oudong (tỉnh Kampong Speu), qua huyện Snuol (Kratie) tới huyện Lộc Ninh (Bình Phước).
Nhiều chuyên gia đánh giá rằng dự án đường sắt nói trên sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế to lớn cho Campuchia, đặc biệt trong việc phát triển các tiềm năng nông nghiệp và khoáng sản. Theo kế hoạch từ năm 2008, Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ dự án trị giá 500 triệu USD xây dựng tuyến đường sắt kết nối Campuchia và Việt Nam.
Ngoài ra, trong năm 2009, Chính phủ Campuchia đã ký thỏa thuận với đối tác Toll Holdings của Australia và tập đoàn Royal Group về việc thành lập một liên doanh quản lý và điều hành toàn bộ các dịch vụ đường sắt của Campuchia trong vòng hơn 30 năm, với tổng vốn đầu tư 145 triệu USD.
Theo kế hoạch, toàn bộ hệ thống đường sắt Campuchia - bao gồm hai tuyến chính từ Phnom Penh đi Poipet (giáp giới với Thái Lan), và Phnom Penh đi Sihanoukville - sẽ sớm được đại tu và hoàn thành trước tiên.
Hiện Campuchia đang thực hiện công tác nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt nước này nhờ khoản vay 73 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo Báo Thanhnien
Ngày 20/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn (SSIC) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đã tổ chức bàn giao tàu New Lucky VII và khánh thành ụ khô lớn nhất miền Nam.
Sau 2 tháng giảm tốc, đến tháng 7.2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội lại tăng tốc trở lại với mức tăng 1,32% từ mức 1,09% của tháng 6. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong ba năm gần đây.
Cùng là khoai tây, nhưng mỳ Omachi quảng cáo là "làm từ khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng", còn trà thảo mộc Dr Thanh thì "ăn snack, khoai tây chiên, nóng trong người...".
(HBĐT) - Ngày 20/7, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2010. Tới dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp, hộ kinh doanh điển hình.
(HBĐT) - Ngày 20/7, tại Trung tâm TM AP PLAZA, Công ty TNHH Anh Kỳ tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng tri ân khách hàng năm 2011, chuẩn bị khai trương Showroom ô tô tại xã Trung Minh (TPHB).
(HBĐT) - Tiếng là được sử dụng điện lưới Quốc gia từ gần hai chục năm nay nhưng với hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn từ lâu xuống cấp nghiêm trọng, người dân xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) sống trong nghịch cảnh có điện vẫn … khát điện. Chất lượng kém, tổn thất điện năng lớn nên điện chỉ đến với hộ dân vào thời khắc hiếm hoi. Nhiều hộ sắm sửa đồ điện để rồi… bỏ xó. Theo Sở Công thương, đây là địa bàn có hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn xấu nhất tỉnh.