(HBĐT) - Dự án đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình là đoạn tiếp nối của tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Đoạn đường thuộc Dự án qua địa bàn tỉnh ta dài 20,26 km, riêng đoạn qua huyện Kỳ Sơn dài 16,65 km thuộc các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ và thị trấn Kỳ Sơn. Hiện nay, tiến độ GPMB của Dự án qua địa bàn huyện Kỳ Sơn đang được đẩy nhanh.
Đi qua nhiều KDC, nghĩa địa và rải rác một số điểm chôn cất dọc tuyến, để Dự án đảm bảo thi công đúng tiến độ sẽ có khoảng 500 hộ buộc phải di dời, tổng số có 169 ha diện tích đất thu hồi gồm 49 ha đất ở, 120 ha đất nông nghiệp, chưa kể một hệ thống các loại cột điện, có chỗ có tới 4 loại cột điện (cao thế, hạ thế, cột viettel, bưu điện) phải di chuyển. Trên cơ sở đó, để thực hiện giải phóng mặt bằng, huyện đã có phương án quy hoạch và triển khai xây dựng 10 khu tái định cư, xây mới 4 nghĩa địa.
Ông Bùi Đăng Minh – Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng đền bù GPMB huyện Kỳ Sơn cho biết: Trước đây, công tác giải phóng mặt bằng của huyện gặp nhiều lúng túng. Có dự án kéo dài hàng chục năm, buộc phải làm đi, làm lại như dự án đầm Cống Chanh. Đối với dự án đường cao tốc Hòa Lạc – thành phố Hòa Bình đoạn qua địa bàn, huyện đã họp bàn, đưa ra một số giải pháp cụ thể. Theo đó, đường cao tốc qua xã nào, xã ấy kịp thời triển khai họp cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức họp dân từng xóm để phổ biến, quán triệt chủ trương. Đặc biệt, các cuộc họp dân đều có sự tham dự của đại diện UBND, Hội đồng Đền bù GPMB huyện trực tiếp phổ biến chính sách trong hỗ trợ, đền bù, công bố công khai giá từng loại đất và trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân về chính sách đền bù.
Thêm vào đó, ngay sau khi hộ dân nộp hồ sơ chứng lý liên quan đến đất thu hồi để tổng hợp, tổ chức đo đạc thực tế, toàn bộ số liệu tổng hợp đã được thông báo đến hộ dân. Ngoài niêm yết tại trụ sở UBND xã, các hộ còn được gửi thông báo riêng, cụ thể về tình trạng đất ở, đất vườn, đất ruộng hay đất đồi để tiện đối chiếu, đối khớp lại diện tích. Người dân cũng được thông tin bằng văn bản về mức giá được áp theo đúng Quyết định số 41 của UBND tỉnh về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tính đến thời điểm này, huyện Kỳ Sơn đã bàn giao được 5,6 km chiều dài đoạn qua xã Yên Quang. Đoạn nối dài từ xã Yên Quang qua xã Phúc Tiến dài 3,7 km đã tiến hành kiểm đếm xong, đang chờ đơn vị chức năng thẩm định. Riêng các khu tái định cư đã quy hoạch vị trí, địa điểm báo cáo thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Đền bù GPMB huyện, chính sách, chủ trương giải phóng mặt bằng của Nhà nước muốn được người dân đồng thuận phải thực hiện dân chủ, công khai, giải quyết thấu đáo. Muốn vậy, trước hết thông suốt tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của dân báo cáo cấp trên và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời. Vừa qua, huyện đã đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận nâng mức giá hỗ trợ cho người dân thực hiện di chuyển mồ mả đến vị trí mới từ 2,5 triệu- 3,5 triệu đồng. Với những nỗ lực trong công tác GPMB, huyện Kỳ Sơn đang tạo điều kiện cho thi công tuyến đường góp phần hình thành vùng động lực phát triển KT- XH tỉnh và các địa phương khác trong khu vực.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 24/8, Sở Công thương đã tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về các lĩnh vực liên quan đến ngành. Tới dự có lãnh đạo các sở, ngành, đại diện các huyện, thành phố cùng đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện Kim Bôi thu ngân sách trên 8 tỷ đồng, đạt 84% dự toán phấn đấu, trong đó, các khoản thuế đạt cao là thuế ngoài quốc doanh đạt trên 4,7 tỷ đồng đạt 55%, thu từ thuế và phí đạt 55% dự toán.
(HBĐT) - Còn khoảng 20 ngày nữa là đến ngày rằm tháng Tám, dịp Tết Trung thu đang đến gần, không khí mua sắm tại các tuyến phố, siêu thị và các chợ đã bắt đầu nhộn nhịp. Các loại bánh nướng, bánh dẻo truyền thống là lựa chọn của nhiều người khi ghé thăm các cửa hàng.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Cuộc vận động đã phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và là động lực cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, kiểu dáng, hạ giá thành để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt an sinh xã hội.
Ngày 23-8, giá vàng trong nước đã tiệm cận 49 triệu đồng/lượng sau khi giá vàng thế giới đạt 1.912 USD/ounce. Tại TP.HCM, lần đầu tiên Công ty SJC thực hiện bình ổn giá vàng, đã có 9.000 lượng vàng được bán ra và không chỉ người dân mà các cửa hàng vàng tư nhân cũng cử người xếp hàng mua vàng.
Khi kho số đẹp ngày một cạn kiệt, giới kinh doanh đang cố gắng biến tấu ý nghĩa mới cho các sim vốn bị cho là xấu đang ế dài trong kho để kích cầu.