Một hộ nuôi nhốt nhím ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc.

Một hộ nuôi nhốt nhím ở tiểu khu Liên Phương, thị trấn Đà Bắc.

(HBĐT) - Mấy tháng nay, các hộ nuôi nhốt nhím đặc sản ở thị trấn Đà Bắc và các xã lân cận như Tu Lý, Cao Sơn, xa hơn có Đồng Ruộng, Tân Pheo nhao nhác vì giá bán nhím giống và nhím thương phẩm xuống dốc thảm hại. Hiện tại, giá một cặp nhím giống trong khoảng từ 7 – 8 triệu đồng, so với giá bán bình quân hồi đầu năm chỉ bằng 40%.

 

Càng đáng ngại hơn với hộ nuôi nhốt nhím khi giá bán nhím giống sụt giảm đến vậy mà vẫn có rất ít người có nhu cầu đến đặt mua. Ông Nguyễn Quốc Hưng, một hộ nuôi nhím ở tiểu khu Thạch Lý than thở: Nhiều ngày rồi mà không thấy khách mua lai vãng. Gia đình cất công tìm hỏi một số mối hàng cũ trong tỉnh nhưng đều được trả lời là “không còn nhu cầu”. Trong khi đó, hàng ngày, 35 con nhím trưởng thành cộng với mấy nhím con ngốn một lượng thức ăn kha khá. Việc chăm sóc, vệ sinh khu nuôi nhím cũng rất vất vả. Xót nhất là để phát triển quy mô đàn nhím sinh sản lên đến vài chục con, gia đình ông đã bỏ ra nhiều công sức, ngoài số tiền tích lũy, dành dụm, ông còn vay nợ ngân hàng lên đến hàng trăm triệu đồng. Nay không bán được nhím, gia đình ông lâm vào tình cảnh khốn đốn bởi kỳ hạn trả nợ ngân hàng đã cận kề, “đầu ra” nhím giống còn trong bế tắc.

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Đà Bắc có hơn 60 hộ nuôi nhốt nhím với số lượng nhím vào khoảng trên, dưới 1.000 con. Tập trung nhiều nhất ở thị trấn Đà Bắc với khoảng hơn 40 hộ, gần 700 con nhím. Theo ông Phạm Đức Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Đà Bắc, nghề nuôi nhím hình thành và dần phát triển quy mô tại đây từ những năm 2004, 2005. Ở các tiểu khu Thạch Lý, Liên Phương, Đoàn Kết, thôn Mu… không khó gì tìm gặp những ông chủ chăn nuôi nhím với quy mô lớn, số lượng đàn lên tới vài chục con.  Trước đây, với mỗi cặp nhím giống được bán đi, hộ chăn nuôi thu lãi cả chục triệu đồng. Vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn nhanh nên ngày càng có nhiều hộ chăn nuôi nhím đặc sản, không ít hộ chấp nhận vay lãi ngân hàng để mở rộng quy mô đàn. Nhưng nay, việc cung ứng ra thị trường không còn suôn sẻ nữa, nhiều hộ bỗng nhiên vướng vào cảnh nợ nần.

 

Gia đình bà Hằng ở tiểu khu Liên Phương cũng chung cảnh “đứng ngồi không yên” vì “đầu ra” nhím bế tắc. Từ đầu năm đến nay, đàn nhím nuôi nhốt của gia đình bà đã tăng thêm mấy cặp. Các cặp nhím đã đến tuổi xuất bán ra thị trường nhưng mặc cho bà nôn nóng, mỏi mòn vẫn không thấy khách hàng đến hỏi han, đặt vấn đề. Chuồng trại chăn nuôi ngày càng trở nên chật chội bởi nhím không xuất được, đàn sinh sản mạnh. Bà Hằng cho biết: Có khoảng chục hộ ở thị trấn Đà Bắc nuôi nhốt nhím lâu năm, trước có vay mượn để đầu tư nhưng sau đã kéo lại được vốn, giờ chủ yếu thu lãi. Còn lại là số hộ mới nuôi nhím được vài ba năm, vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, chi phí thức ăn đã nhiều, giá thành mỗi cặp nhím giống lại cao nên trong lúc này, khó khăn, nợ nần càng thêm chồng chất.

 

Được biết, lâu nay, các hộ chăn nuôi nhím đặc sản ở huyện Đà Bắc cung cấp nhím giống là chủ yếu. Thường thì các hộ xuất cho các mối hàng ở trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên, nghề nuôi nhím sinh sản sau một thời gian phát triển ồ ạt đã trở nên bão hòa ảnh hưởng đến sức cung ứng ra thị trường và giá cả. Không riêng giá nhím giống mà cả giá nhím thịt đặc sản cũng “rớt” còn 400 – 500.000 đồng/kg (so với trước đây có giá từ 1 – 1,1 triệu đồng/kg). Bài học “đầu ra” nhím đặc sản ở huyện Đà Bắc nhắc nhở các hộ chăn nuôi khác thận trọng hơn khi khởi nghiệp gây, nuôi nhím giống cũng như một số loài đặc sản, động vật quý hiếm khác.

 

                                                                     

 

                                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục