Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã biến giấc mơ no ấm thành hiện thực. Ảnh: Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy giải ngân cho hộ vay vốn tại thị trấn Thanh Hà.
(HBĐT) - Trong điều kiện thị trường vốn gặp nhiều khó khăn với những diễn biến phức tạp, chịu nhiều áp lực về giá cả, lạm phát và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của các ngành kinh tế, các chương trình xã hội trọng điểm vẫn được chú trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, việc làm và nhiều chương trình an sinh xã hội khác.
Tham gia thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ thông qua quản lý, phân bổ điều hành nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH tỉnh đã bám sát mục tiêu, kế hoạch được giao và nghị quyết của cấp ủy, chính quyền để triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi cho các chương trình xã hội trọng điểm của địa phương. Trong 10 chương trình tín dụng đang triển khai, tín dụng hộ nghèo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động của NHCSXH tỉnh. Với số dư đến hết tháng 8 gần 500 tỷ đồng, nguồn vốn cho vay xóa đói - giảm nghèo vẫn chiếm trên 37% tổng dư nợ của NHCSXH. Tuy nhiên, điều đáng nói không chỉ là con số hàng vạn lượt khách hàng đã và đang được vay vốn để phát triển sản xuất xóa đói - giảm nghèo mà qua hơn 9 năm triển khai chương trình tín dụng hộ nghèo đã thực sự thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của cộng đồng. Trong tổng số 490 tỷ đồng dư nợ, nguồn vốn cho vay bằng nguồn tiết kiệm của cộng đồng người nghèo gần 10 tỷ đồng. Cho vay xóa đói - giảm nghèo cũng được mở rộng từ hình thức thông thường sang những chương trình đặc biệt ưu đãi hơn.
Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn cũng là một chương trình tín dụng mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Với trên 293 tỷ đồng dư nợ, chương trình hiện còn 20.360 HSSV còn vay vốn. Trong đó có 6.457 SV hệ đại học, 6.684 SV hệ cao đẳng, 6.914 HS hệ trung cấp... Chương trình thực sự là chỗ dựa cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn muốn nuôi con ăn học ở các trường chuyên nghiệp. Đã có trên 8.000 hộ nghèo được vay vốn với số tiền hơn 100 tỷ đồng; số hộ cận nghèo được vay gần 10.000 hộ với số tiền hơn 140 tỷ đồng; số hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 2.000 hộ được vay trên 50 tỷ đồng và 3 SV mồ côi được vay số tiền 30 triệu đồng. Như vậy, các chương trình tín dụng ưu đãi đã được điều hành sát thực tế và hiệu quả hơn.
Một chương trình quan trọng của tỉnh là tín dụng hộ nghèo về nhà ở xóa nhà tạm theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ cũng có sự đóng góp không nhỏ của NHCSXH tỉnh. Ngân hàng đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành tranh thủ nguồn vốn để giải ngân cho vay kịp thời. Theo rà soát của Sở LĐ-TB&XH, trong giai đoạn 2009-2011, tổng số hộ nghèo cần hỗ trợ làm nhà là 19.543 hộ. Đến hết năm 2010 đã có 10.299 hộ dân nghèo ở nông thôn được hỗ trợ với số vốn được huy động trên 219 tỷ đồng. Đến hết tháng 8 đã có 9.246 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở qua NHCSXH với số tiền gần 74 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch theo đề án của tỉnh.
Như vậy, với các chương trình trọng điểm từ các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được triển khai thành công mang lại những giá trị to lớn về mặt xã hội góp phần hoàn thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh.
Đinh Thắng
Ngày 26.9, giá vàng trong nước thực sự rơi vào tình trạng điên đảo.
Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 26-9 tại Hà Nội đã nóng lên với sự quan tâm của báo giới về những tranh cãi của Bộ Công thương, Bộ Tài chính về điều hành giá xăng dầu trong thời gian qua cũng như việc giá vàng lại nhảy múa trong ngày 26-9.
(HBĐT) - Đã gắn với công việc trồng chè từ nhiều năm nơi vùng chè Shan tuyết danh tiếng nhưng nhiều tháng nay, các hộ Sùng A Pha, Sùng A Giàng, Sùng A Trua và khá đông hộ khác ở bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) lại bắt tay vào một công việc khác liên quan đến cây chè. Đó là khi Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) và Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền phối hợp triển khai mô hình chăm sóc và hướng dẫn sản xuất chè an toàn tại 2 xóm Xà Lĩnh và Trà Đáy.
Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng càphê niên vụ 2011/2012 của Việt Nam có thể tăng lên 1,32 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân mở rộng diện tích trồng càphê.
Ngay sau khi triển khai chương trình bình ổn quanh năm đối với 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vào năm 2010, TPHCM cũng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện bình ổn hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đề án, chiến lược tạo nguồn, sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm sạch hiện nay, căn cứ nhu cầu tiêu dùng thực tế của TP, lấy chương trình bình ổn thị trường làm cơ sở, TPHCM đã hình thành chính sách hợp tác, hình thành vành đai cung cấp thực phẩm an toàn.
Lần đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú (ảnh) đã có phản hồi trước áp lực dư luận nhiều ngày qua về quan điểm gần như trái ngược nhau trong xử lý điều hành giá xăng dầu giữa hai bộ Công Thương và Tài chính. Ông Tú nói: