Để chạy lũ, trốn bão, bà con nông nhân tỉnh Thừa Thiên-Huế đang chạy đua thu hoạch vụ sắn 2011. Tuy nhiên, do lượng sắn nhập vào nhà máy quá lớn, bên cạnh đó việc thu mua sắn không kịp thời của Cty tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế đã ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Xe chở sắn nằm chờ trước cửa nhà máy đã ba-bốn ngày vẫn chưa bán được. Ảnh: H.V.M
Xe chở sắn nằm chờ trước cửa nhà máy đã ba-bốn ngày vẫn chưa bán được. Ảnh: H.V.M

Có mặt tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế sáng 27.9, trên tuyến quốc lộ 1A đi qua địa bàn xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, hai bên đường hàng trăm các phương tiện vận chuyển nguyên liệu sắn như xe ben tải, xe kéo nằm nối dài cả cây số. Đường vào nhà máy cũng như khuôn viên trở thành nơi đậu xe của các buôn lái và bà con nông dân bán sắn.

Anh Phạm Văn Bình - tài xế xe tải 75K 0311 - cho biết: “Tui chở 8 tấn sắn từ huyện Hương Trà đến nhà máy nhập, nhưng đã đợi đến ngày thứ tư rồi vẫn chưa nhập được. Sắn đang bốc mùi thối. Nguyên nhân, do luợng sắn của người dân nhập quá lớn, trong lúc nhà máy thu mua ỳ ạch khiến lượng sắn tồn đọng lớn”. Ông Nguyễn Chánh Trực - ở thôn Đồng Lâm, xã Phong An, huyện Phong Điền (nằm bên cạnh nhà máy) - than thở: “Tui trồng 0,5ha sắn, nhưng mới thu hoạch chạy lũ được 2 sào (khoảng 2 tấn) , nhưng đợi đã hơn một ngày rồi vẫn chưa bán được. Hơn nữa, giá sắn nhà máy mua thời điểm này rất thấp (1.300 đồng/kg, năm trước 2.200 đồng/kg)”. Theo ghi nhận, có trên 100 xe tải xe công nông và rất nhiều  xe cải tiến của người dân đang đợi trước cổng nhà máy, nhiều xe đã nằm đây đến ba-bốn ngày.

Trước sự việc trên, UBND huyện Phong Điền đã có buổi làm việc khẩn cấp với lãnh đạo Cty tinh bột sắn, và bố trí lực luợng công an giao thông huyện đến hiện trường để phân luồng giao thông cho các phương tiện vào nhà máy nhập nguyên liệu sắn. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế - cho biết: Do ảnh hưởng bão số 4 kèm theo lũ nên người dân tập trung thu hoạch sắn chạy lũ, khiến nhà máy nhập không kịp. Người dân đưa sắn về nhà máy ồ ạt 4 ngày qua.

Trong lúc đó, công suất của nhà máy 350 tấn/ngày, kho chứa của nhà máy chỉ 1.200 tấn. Theo ông Hưng, năng lực thu hoạch bình thường của người dân khoảng 500-600 tấn/ ngày. Hiện nhà máy đang tăng cường thu mua từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Theo ông Hưng, với đà này khoảng 1-2 ngày tới sẽ giải quyết lượng sắn tồn đọng của bà con nông dân. Cùng với đó, nhà máy ưu tiên cho người dân ở vùng thấp trũng, đồng thời yêu cầu người dân trồng sắn ở khu vực cao chưa thu hoạch sắn vào thời điểm này. Riêng giá sắn thu mua thấp so với trước, được ông Hưng lý giải rằng, do giá sắn năm trước có biến động. Còn giá mà Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế mua hiện nay thuộc giá cao so với mặt bằng chung.

Được biết, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 7.500ha sắn nguyên liệu, sản lượng bình quân trên 150-170 nghìn tấn, phần lớn cung cấp cho Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên-Huế. Hiện nay, người dân thu hoạch khoảng 10% diện tích. Theo ghi nhận của chúng tôi, do sự ỳ ạch trong khâu thu mua chế biến nên đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn này. Hiện tình hình bão lũ đang diễn biến phức tạp, người dân trồng sắn đang lo, nếu nhà máy thu mua nguyên liệu sắn không kịp sẽ dẫn đến thiệt hại lớn.

 

                                                                                     Theo Báo LĐ

 

Các tin khác

Từ nguồn vốn ưu đãi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã biến giấc mơ no ấm thành hiện thực. Ảnh: Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy giải ngân cho hộ vay vốn tại thị trấn Thanh Hà.
Ảnh minh họa.
Không có hình ảnh
Huyện Kim Bôi đang tích cực huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất. Trong ảnh: Bà con nông dân xã Hợp Kim (Kim Bôi) vui mùa thu hoạc cá.

Hàng Việt Nam sang Hàn Quốc còn nhiều khó khăn

Ngày 26.9, “Hội thảo và giao thương với Tập đoàn siêu thị Lotte-Hàn Quốc” được tổ chức với sự tham gia gần 20 doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất sắc tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

“Làm xiếc” với vàng

Ngày 26.9, giá vàng trong nước thực sự rơi vào tình trạng điên đảo.

Công khai toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu

Phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 26-9 tại Hà Nội đã nóng lên với sự quan tâm của báo giới về những tranh cãi của Bộ Công thương, Bộ Tài chính về điều hành giá xăng dầu trong thời gian qua cũng như việc giá vàng lại nhảy múa trong ngày 26-9.

Mô hình chè an toàn ở Pà Cò

(HBĐT) - Đã gắn với công việc trồng chè từ nhiều năm nơi vùng chè Shan tuyết danh tiếng nhưng nhiều tháng nay, các hộ Sùng A Pha, Sùng A Giàng, Sùng A Trua và khá đông hộ khác ở bản Trà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) lại bắt tay vào một công việc khác liên quan đến cây chè. Đó là khi Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT) và Công ty TNHH giống cây trồng Phương Huyền phối hợp triển khai mô hình chăm sóc và hướng dẫn sản xuất chè an toàn tại 2 xóm Xà Lĩnh và Trà Đáy.

Sản lượng càphê Việt sẽ đạt kỷ lục 1,32 triệu tấn

Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng càphê niên vụ 2011/2012 của Việt Nam có thể tăng lên 1,32 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân mở rộng diện tích trồng càphê.

Gắn kết chuỗi cung ứng thực phẩm

Ngay sau khi triển khai chương trình bình ổn quanh năm đối với 9 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu vào năm 2010, TPHCM cũng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện bình ổn hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đề án, chiến lược tạo nguồn, sản xuất, kinh doanh và phân phối thực phẩm sạch hiện nay, căn cứ nhu cầu tiêu dùng thực tế của TP, lấy chương trình bình ổn thị trường làm cơ sở, TPHCM đã hình thành chính sách hợp tác, hình thành vành đai cung cấp thực phẩm an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục