Kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm gỗ hàng hóa và tăng việc làm cho lao động ở xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy. ảnh: p.v

Kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm gỗ hàng hóa và tăng việc làm cho lao động ở xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy. ảnh: p.v

(HBĐT) - Ngoài công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong những năm qua, kinh tế trang trại góp phần không nhỏ thúc đẩy KT-XH của huyện Lạc Thuỷ phát triển. Từ đó đã hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo được việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

 

Ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho biết: Trong những năm qua, UBND huyện đã có chính sách hỗ trợ các hộ khi vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế trang trại từ 40 triệu đồng trở lên sẽ được trích ngân sách hỗ trợ 20% lãi suất. Khi xảy ra thiên tai, gặp trường hợp rủi ro, các hộ được hỗ trợ giống, vốn để khôi phục sản xuất. Những trang trại trồng các giống cây có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Với những chính sách ưu đãi như vậy đã phát huy được nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động của nhân dân phát triển kinh doanh trang trại tổng hợp và phát triển bền vững. Nhiều hộ  yên tâm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tăng về số lượng và từng bước nâng cao hiệu quả SX-KD. Hiện, toàn huyện có 224 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và trang trại tổng hợp đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của huyện.  

Các trang trại SX-KD đạt hiệu quả góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn... Điển hình như hộ các ông: Đặng Xuân Sinh ở xã Liên Hoà, Phạm Minh Đức ở xã Phú Thành, Phạm Văn Hùng ở xã Đồng Tâm, Giang Đức Minh ở Phú Lão, Giang Trung Sơn ở thị trấn Thanh Hà, Đinh Thế Lịch xóm Long Giang, xã Lạc Long,  Bùi Văn Liệu ở xóm Đồng Danh, xã Lạc Long... Các trang trại chăn nuôi phát triển đã giải quyết việc làm cho một phần lực lượng lao động nông nhàn trong  nông thôn với tổng số 694 người tham gia lao động, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương. Không chỉ vậy, kinh tế trang trại còn giúp các hộ từ những hộ nghèo vươn lên làm giàu, điển hình như gia đình cụ Hoàng Chung Linh ở khu 13, thị trấn Chi Nê. Từ một hộ khó khăn với 5 nhân khẩu đến nay gia đình cụ đã có 70 gốc nhãn, vải, 117 gốc bưởi Diễn và 50 gốc thanh long ruột đỏ, gần 200 đàn ong, mỗi năm gia đình thu từ mật ong khoảng 60- 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình cụ còn nuôi thêm lợn địa phương, lợn rừng, gà ta thu hàng trăm triệu đồng.

Đến nay, toàn huyện có tổng số vốn sản xuất của các trang trại gần 80 tỷ đồng, bình quân 139 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các trang trại sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư phát triển kinh tế. Diện tích đất các trang trại đang sử dụng 1.430 ha, chiếm 4,48% diện tích nông - lâm nghiệp toàn huyện. Tổng giá trị sản lượng hàng hoá do các trang trại tạo ra đạt trên 25 tỷ đồng, bình quân 112,7 triệu đồng/trang trại. Thu nhập của các trang trại đạt trên 11 tỷ đồng/năm. Số trang trại có giá trị thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên có 159 trang trại. Kinh tế trang trại góp phần làm tăng sản lượng cây lương thực có hạt trên 28.000 tấn, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 10%, tăng thu nhập bình quân của huyện lên trên 10 triệu đồng/người/năm. Đồng thời, thúc đẩy mô hình kinh tế nông nghiệp khác phát triển và trở thành điểm tựa về phát triển kinh tế ở địa phương.

 

                                                                             Việt Lâm  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chi tiêu quá mức nhưng đầu tư lại kém hiệu quả đã khiến nợ công của VN tăng nhanh. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với Thanh Niên.

Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế

Đầu tư vào hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động nhanh được một số nhà đầu tư nhắm đến.

Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2011

(HBĐT) - (HBĐT) - Sáng 1/10, tại Trung tâm Thương mại AP Plaza, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2011. Đến dự có đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hơn 250 tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hòa Bình. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở KH&ĐT, VH-TT&DL.

Lương Sơn - vững vàng trong sự nghiệp CNH-HĐH

(HBĐT) - Theo dòng lịch sử, dưới triều Nguyễn, huyện Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Qua nhiều biến đổi, ngày 18/3/1891, phủ Lương Sơn được nhập trở lại tỉnh Hòa Bình và đổi tên thành châu Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định tách vùng Lương Sơn thành 2 huyện Kim Bôi và Lương Sơn. Đến nay, địa giới hành chính huyện Lương Sơn được ổn định với 20 xã, thị trấn. Người dân Lương Sơn vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù sáng tạo trong sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Kho bạc Nhà nước tỉnh kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Ngày 30/9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (1/10/1991- 1/10/2011). Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ hưu trí và cán bộ ngành Kho bạc.

Các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách trên 49 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến nay, tỉnh đã có 8 KCN được phê duyệt quy hoạch, trong đó, 7/8 KCN được công bố quy hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục