Tỉ giá USD trên thị trường tự do đang hỗn loạn. Ảnh: Hải Nguyễn

Tỉ giá USD trên thị trường tự do đang hỗn loạn. Ảnh: Hải Nguyễn

Tỉ giá USD trên thị trường tự do biến động hỗn loạn, khoảng cách chênh lệch với tỉ giá trong ngân hàng (NH) ngày càng lớn. Nhiều NH thương mại lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu nguồn cung.

Nguyên nhân - theo giới kinh doanh ngoại tệ - là do giá vàng trong nước quá cao so với giá thế giới, các đầu nậu mua gom USD để nhập lậu vàng.

“Nóng” lên từng giờ

Đầu giờ sáng 5.10, giá USD trên thị trường tự do tăng thêm khoảng 80VND/USD so với ngày hôm trước: Mua vào là 21.440VND/USD, bán ra 21.500VND/USD. Đến trưa, giá cả càng biến động hỗn loạn vì các đầu nậu đua nhau mua gom, có nơi chào giá mua - bán 21.500 - 21.550VND/USD, có nơi đẩy lên đến 21.540 - 21.600VND/USD. Không dừng lại ở đó, đến 15h chiều, thị trường càng “nóng” hơn và giá mua - bán đã lên đến 21.620 - 21.680VND/USD.

Giá chào mua, chào bán thực tế giữa các NH thương mại tuy không cao bằng giá chợ đen, nhưng cũng cao ngất ngưởng so với giá niêm yết: Chào mua 21.020VND/USD, chào bán 21.050VND/USD. Dĩ nhiên, các NH phải tìm cách “lách” để hợp thức hoá giá mua bán trong “trần” cho phép.

Cũng trong ngày 5.10, NHNN đã điều chỉnh tăng giá bình quân liên NH lên 10VND/USD sau hơn 30 phiên liên tiếp đứng yên. Các NH thương mại tiếp tục đẩy giá bán ra lên “kịch trần” là 20.844VND/USD. Khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra rất hẹp. Tại Vietcombank, mua tiền mặt và chuyển khoản cùng mức giá là 20.840VND/USD, tại Eximbank, giá mua tiền mặt 20.820VND/USD, chuyển khoản 20.840VND/USD.

Theo thông tin từ giới kinh doanh ngoại tệ, USD bị đẩy giá chủ yếu vì tình trạng mua gom để nhập lậu vàng. Trong mấy tuần qua, giá vàng trong nước thường cao hơn giá thế giới quy đổi trên dưới 3 triệu đồng/lượng và giá USD thị trường tự do cũng luôn luôn cao hơn giá trong NH.

Ngân hàng kêu

Giá USD chợ đen biến động khiến cho các NH thương mại một lần nữa lâm vào cảnh khó khăn. Nguồn cung ứng USD từ khu vực dân cư hầu như ngừng hẳn bởi vì không ai chịu bán cho NH theo giá niêm yết hiện đang thấp hơn gần 800VND/USD so với thị trường tự do. Trong khi đó, cầu USD không giảm vì DN cần ngoại tệ nhập nguyên vật liệu chuẩn bị mùa tết. Có NH đã phải chấp nhận mua và bán với giá cao hơn niêm yết để có nguồn cung ứng cho khách hàng.

Trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ một NH cổ phần cho biết: “Với những giao dịch như vậy, chúng tôi hầu như không có lãi, lại sợ bị kiểm tra xử phạt, nhưng vẫn phải “gồng mình” để giữ chân khách hàng”.

Vị trưởng phòng này còn cho biết thêm: Chỉ với một số khách hàng VIP, khách hàng thân thiết mua USD số lượng không lớn, NH mới cố gắng bán theo giá niêm yết. “Có những khách hàng có tiền gửi VND lớn tại NH cần mua vài ngàn USD, chúng tôi chấp nhận lỗ, bán theo giá niêm yết để giữ chân, sau này sẽ “bù lỗ” bằng các giao dịch khác. Nói chung, mỗi lần tỉ giá biến động là một lần khổ”.

Thêm một khó khăn nữa cho các NH là có tình trạng người dân rút USD đang gửi tiết kiệm trong NH để bán chợ đen. Do lãi suất tiền gửi USD đang thấp, không quá 2%/năm, giá mua bán chợ đen lại tăng vọt nên nhiều người tranh thủ rút khỏi NH để bán giá cao. Bị rút đột ngột, một số NH không có đủ chi trả, lại không vay được NH bạn giữa lúc thị trường đang “nóng” nên đành phải tìm nguồn mua giá cao. Giá giao dịch thực tế liên NH vì thế tiếp tục bị đẩy lên.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân - thành viên HĐ Tư vấn tài chính - tiền tệ quốc gia, bên cạnh các giải pháp ổn định thị trường vàng, các cơ quan chức năng cần tiếp tục siết chặt kiểm tra, xử phạt kinh doanh ngoại tệ trái phép. Trước đây, NHNN, cơ quan CA, chính quyền địa phương đã từng phối hợp thực hiện chặt chẽ, tình trạng “2 tỉ giá” có lúc chấm dứt. Nhưng nếu chỉ cần lơi lỏng thì thị trường diễn biến phức tạp trở lại.

 

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Xã Sủ Ngòi, TPHB đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng trọt và nuôi các loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, nhân dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất. Rau màu và một số loại cây ngắn ngày là những cây trồng chủ lực trên đồng đất Sủ Ngòi với tổng diện tích trên 50 ha.

Trồng rừng sau khai thác và trồng mới 6.500 ha

(HBĐT) - Năm 2011, tỉnh ta đặt kế hoạch trồng mới 8.000 ha rừng các loại bao gồm: 1.000 ha rừng phòng hộ, 7.000 ha rừng sản xuất. Đến nay, các huyện, thành phố đã trồng được 6.500 ha rừng, trong đó có 500 ha rừng phòng hộ, 6.000 ha rừng sau khai thác và trồng mới.

Cao Phong phát triển thế mạnh cây công nghiệp và cây có múi

(HBĐT) - Cao Phong có tổng diện tích tự nhiên 25.437 ha với 13 đơn vị hành chính, dân số khoảng 4,2 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 72,38%.

100% lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước được ký kết hợp đồng

(HBĐT) - Theo khảo sát của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có 1.174 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với trên 50.750 lao động; 317 HTX và gần 13.000 hộ kinh doanh cá thể có sử dụng lao động hợp đồng.

Bình ổn giá vàng trong nước: Chờ giải pháp phá chênh lệch giá

Như một số dự báo, nhiều khả năng hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài sẽ được khơi thông trở lại đối với một số tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sau một thời gian dài bị đóng lại. Điều chỉnh này có thể tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc bình ổn giá vàng trong nước.

Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2011 tăng 7,8%, nhưng nhìn chung một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nhu cầu vốn gặp nhiều trở ngại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục