Như một số dự báo, nhiều khả năng hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài sẽ được khơi thông trở lại đối với một số tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sau một thời gian dài bị đóng lại. Điều chỉnh này có thể tạo nên những thay đổi đáng kể trong việc bình ổn giá vàng trong nước.
Những dự báo
Thông tin phản ách từ các ngân hàng cho thấy, trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục có các buổi làm việc nhằm bàn tính các giải pháp tăng cường quản lý và bình ổn thị trường vàng trong nước. Một trong các thông tin được chờ đợi nhất là khả năng cơ quan quản lý sẽ cho khơi thông trở lại hoạt động kinh doanh vàng tài khoản trên các sàn vàng quốc tế vốn bị đóng lại từ năm 2010.
Kết hợp với nguồn lực vàng huy động trong nước, giải pháp này (dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước) được cho sẽ giảm nhu cầu liên tục nhập khẩu vàng vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, vốn là hoạt động tiêu tốn nhiều ngoại tệ trong những năm gần đây. Dĩ nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu vàng sẽ vẫn là một giải pháp hỗ trợ quan trọng nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước như đã được NHNN tiến hành thời gian qua.
Nhiều khả năng hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài sẽ được khơi thông trở lại đối với một số tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Ảnh: Kỳ Anh |
Nếu thực hiện theo cơ chế này, các TCTD và DN đầu mối được phép kinh doanh vàng tài khoản sẽ tung một lượng vàng huy động với tỉ lệ cần thiết, nhằm can thiệp thị trường vàng khi có chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới (như đang diễn ra ở xu hướng tăng cao nhiều ngày qua). Việc mua vàng vào sẽ được thực hiện thông qua tài khoản vàng nhằm tạo sự cân bằng trạng thái mua/bán và đảm bảo cho các TCTD và DN bán vàng can thiệp thị trường tránh được thiệt hại do chênh lệch giá.
Đánh giá về giải pháp này, một số tổ chức đầu tư cho rằng, việc giao dịch vàng trên tài khoản không cần đến vàng vật chất sẽ giảm nhu cầu liên tục nhập khẩu vàng vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhờ đó sẽ giảm một nguồn có thể gây áp lực lên thị trường ngoại hối, đồng thời cho phép các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện những giao dịch lớn (tới 1.000 lượng) vốn hiện tại khó có thể thực hiện.
Áp lực ngoại hối
Việc đóng cửa các sàn vàng trong năm 2009, theo một số tổ chức đầu tư, khiến NHNN thực sự gặp khó khăn trong việc làm thế nào để hoạt động giao dịch vàng vẫn diễn ra mà không làm ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, với việc dừng kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, các đơn vị được phép kinh doanh ngoại hối chỉ có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu vàng vật chất theo hạn ngạch được cấp. Như trong các ngày cuối tháng 9, thông tin cho hay, NHNN tiếp tục cho một số đơn vị được nhập khẩu thêm khoảng 100-500kg vàng/đơn vị. Chưa kể cần đến một vài ngày để đưa lượng vàng vật chất này về trong nước, số lượng vàng nhập thêm này được cho chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong vài ngày bởi chỉ riêng một đơn vị như PNJ, có những ngày bán tới 3.200-5.000 lượng vàng.
Khi đưa ra những nhận định trên, nhóm chuyên gia của Cty CP Chứng khoán TPHCM (HSC) cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sẽ không thể giải quyết thông qua việc nhập khẩu vàng nhỏ giọt. Thay vào đó, cần phải có một giải pháp mang tính dài hạn. Tuy nhiên nếu muốn triển khai giải pháp cho các ngân hàng bán vàng để giảm bớt các nút thắt trên thị trường vàng hiện nay, cần có thêm sự tháo gỡ về cơ sở pháp lý. Bởi thông tư 11 được NHNN ban hành 29.4.2011 không cho phép các NH cho vay vàng với bất kỳ đối tượng khách hàng nào (bao gồm cả các cửa hàng vàng).
Các NH cũng không được chuyển vốn huy động bằng vàng thành vốn huy động tiền đồng. Dù rằng, các NH vẫn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng để thu hút vốn huy động bằng vàng cho tới tháng 5.2012. Do vậy, một số ý kiến cho rằng cần có giải pháp giảm hạn chế đối với các NH trong việc sử dụng vốn huy động bằng vàng nhằm giúp cởi nút thắt nguồn cung trên thị trường vàng. “Thực tế nếu chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không giảm, nhu cầu tăng lên sau đó đối với USD sẽ làm trần trọng thêm xu hướng tăng của tỉ giá tự do. Theo đó, sẽ gây sức ép lên toàn bộ thị trường ngoại hối nói chung” – HSC đưa nhận định.
Theo Báo Laodong
Chênh lệch lãi suất (LS) giữa cho vay và huy động của các ngân hàng (NH) hiện đang ở mức 5-6%. Đây là mức lợi nhuận biên không hợp lý trong khi nền kinh tế của VN nói chung còn chịu nhiều khó khăn và không ít doanh nghiệp (DN) thua lỗ.
Mặc dù còn hơn 3 tháng nữa mới đến các dịp lễ Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán…, nhưng Sở Công Thương TP.Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá.
Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý hoạt động của các tập đoàn kinh tế được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và quản trị các tập đoàn đang là vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.
Chi tiêu quá mức nhưng đầu tư lại kém hiệu quả đã khiến nợ công của VN tăng nhanh. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với Thanh Niên.
Đầu tư vào hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động nhanh được một số nhà đầu tư nhắm đến.
(HBĐT) - (HBĐT) - Sáng 1/10, tại Trung tâm Thương mại AP Plaza, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2011. Đến dự có đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và hơn 250 tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hòa Bình. Về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở KH&ĐT, VH-TT&DL.