Nông dân các xã vùng ven TPHB tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Mô hình trồng dưa chuột ở xã Sủ Ngòi.

Nông dân các xã vùng ven TPHB tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. ảnh: Mô hình trồng dưa chuột ở xã Sủ Ngòi.

(HBĐT) - Xã Sủ Ngòi, TPHB đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng trọt và nuôi các loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, nhân dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất. Rau màu và một số loại cây ngắn ngày là những cây trồng chủ lực trên đồng đất Sủ Ngòi với tổng diện tích trên 50 ha.

 

Xã đã xây dựng các mô hình cánh đồng rau an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.  ông Trần Văn Phê, chủ của một ruộng cà chua rộng lớn nhất nhì xã là một thí dụ. Ba năm nay, ông Phê mạnh dạn đầu tư thâm canh loại cây này trên toàn bộ diện tích 1.500m2 đất ruộng của gia đình. Sau khi tính toán mọi chi phí, ông thu lãi 30 triệu đồng /vụ. Từ khi đưa cây cà chua xuống ruộng cho đến khi thu hoạch xong chỉ kéo dài 4 tháng. ông có thể trồng gối vào đó các loại cải ngắn ngày trong thời gian chờ gieo trồng cà chua vụ sau. Nếu so với cây lúa, cà chua lại có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần. Mỗi ha cây cà chua cho thu nhập trên dưới 200 triệu đồng.  

Không chỉ ở Sủ Ngòi mà nhiều nơi khác của TPHB như Thống Nhất, Dân Chủ, Yên Mông được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi sang nuôi trồng những giống có hiệu quả cao hơn như kết hợp chăn nuôi và thuỷ sản, trồng và cung cấp rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh... Nhìn chung, đời sống của người dân đã được nâng cao hơn trước. Sản xuất nông nghiệp đã đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu thị trường đô thị, đồng thời tập trung sản xuất theo hướng thâm canh, tập trung sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao.  

Hiệu quả của chuyển đổi cơ cấu kinh tế với người dân vùng ven TP đã được khẳng định. Nhưng điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khó khăn hiện nay ở các xã vùng ven là nhiều người vẫn giữ nếp nghĩ, tập quán canh tác cũ. Bên cạnh đó, hầu hết diện tích canh tác nông nghiệp của địa phương hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ. Việc dồn điền- đổi thửa cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác thuỷ lợi chưa chủ động nên  đáp ứng cho sản xuất cũng hạn chế. Đời sống người dân mặc dù đã được nâng cao hơn trước nhưng so với mặt bằng chung vẫn khó khăn.  

Nhằm nâng cao đời sống cho người dân các xã vùng ven TP, UBND TP quan tâm đến  chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt  áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích sản xuất. Trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp của TP tập trung hướng vào các mặt hàng mang tính chất sản xuất hàng hoá vùng đô thị như hoa, cây cảnh, rau an toàn, thuỷ sản... Thành ủy, UBND TP xác định trong quá trình đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Để có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp toàn diện, hợp lý, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp cận đô thị, trên cơ sở thực hiện tốt các chương trình phát triển nông-  lâm nghiệp trọng điểm, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, TPHB cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng quỹ đất hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, xây dựng cánh đồng, khu đồi, hộ nông dân có thu nhập cao, sản xuất thành vùng tập trung để có lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao trên cơ sở giá trị và hiệu quả, gắn với chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với điều kiện đất đai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào sản xuất nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm nghiệp - thuỷ sản... đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.

 

                                                                           Đinh Thắng  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh   kiểm tra tình hình sản xuất  tại thị trấn Cao Phong.
Không có hình ảnh

Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2011 tăng 7,8%, nhưng nhìn chung một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nhu cầu vốn gặp nhiều trở ngại.

Dù bão lũ, gạo vẫn dồi dào

“Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chìm trong lũ lụt, nhưng chỉ tiêu, sản lượng lúa gạo để cân đối nhu cầu trong nước và xuất khẩu không bị ảnh hưởng nhiều”- ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hôm qua, đã khẳng định.

Lạc Thuỷ tập trung phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Ngoài công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong những năm qua, kinh tế trang trại góp phần không nhỏ thúc đẩy KT-XH của huyện Lạc Thuỷ phát triển. Từ đó đã hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo được việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Sản xuất và xuất khẩu: Khó khăn đeo bám trên chặng về "đích"

Mặc dù đã có được những điểm tựa khá vững chắc trong 9 tháng qua nhưng ngành công thương sẽ tiếp tục phải “gánh” một loạt nhiệm vụ nặng nề trên chặng nước rút quý IV nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao về tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại giao ban trực tuyến sản xuất, kinh doanh của Bộ này trong ngày 3/10.

Ngân hàng vẫn hưởng lợi trước sự khốn đốn của doanh nghiệp

Chênh lệch lãi suất (LS) giữa cho vay và huy động của các ngân hàng (NH) hiện đang ở mức 5-6%. Đây là mức lợi nhuận biên không hợp lý trong khi nền kinh tế của VN nói chung còn chịu nhiều khó khăn và không ít doanh nghiệp (DN) thua lỗ.

Chủ động trữ hàng phục vụ tết

Mặc dù còn hơn 3 tháng nữa mới đến các dịp lễ Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán…, nhưng Sở Công Thương TP.Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục