Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh   kiểm tra tình hình sản xuất  tại thị trấn Cao Phong.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất tại thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Cao Phong có tổng diện tích tự nhiên 25.437 ha với 13 đơn vị hành chính, dân số khoảng 4,2 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 72,38%.

 

Địa hình được phân bố thành 3 vùng chính gồm: vùng cao, vùng giữa và vùng lòng hồ sông Đà. Địa bàn huyện có QL 6, QL12B và tỉnh lộ 435 chạy qua, hệ thống cảng thuỷ nội địa thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển KT-XH, đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, phù hợp với phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi. Vì vậy, nhắc đến Cao Phong người ta nghĩ ngay đến vùng đất nổi tiếng với cây cam và  mía tím đặc sản. ông Bùi Văn Tiến, Khu 3, thị trấn Cao Phong cho biết: Gia đình trồng cam và mía từ năm 1995. Lúc đầu, trồng ít vì chưa có kinh nghiệm, nhưng trồng thử một vài vụ thấy hiệu quả kinh tế cao rồi dần dần chuyển sang trồng với số lượng lớn. Đến nay, gia đình đã có 4.400 cây cam, năm 2010 thu 90 tấn cam Xã Đoài và 30 tấn cam Canh, đạt doanh thu trên 1,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. 

Ông Đinh Trọng Toàn, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Cao Phong khẳng định: Số hộ như gia đình ông Tiến trên địa bàn thị trấn có hàng chục hộ. Hiệu quả kinh tế từ cây cam, mía đã mang lại đời sống ấm no cho người dân nơi đây, nên tỷ lệ trồng cam năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo thống kê, diện tích cam, quýt và bưởi của thị trấn năm 2010 đạt 401 ha, tăng 113% so với năm 2009. Trong đó, cam kinh doanh 243 ha, kiến thiết cơ bản, trồng mới 158 ha. Sản lượng cam, quýt đạt 6.500 tấn, tăng 1.000 tấn so với năm 2009.  

Ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để phát triển tiềm năng, thế mạnh của huyện về cây công nghiệp và cây ăn quả có múi, Huyện uỷ đã ra nghị quyết, UBND huyện có đề án về phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có múi giai đoạn 2006 - 2011. Các loại cây cam, quýt, mía được giá nên nhân dân chú trọng đầu tư phát triển. Năm 2006, toàn huyện mới chỉ có 300 ha cam, sản lượng đạt 2.000 tấn và diện tích mía  là 1.600 ha. Đến nay tăng lên 2.600 ha mía, mỗi ha cho thu khoảng 4 vạn cây và 600 ha cam, quýt, sản lượng thu 9.000 tấn quả. Tính ra trị giá mỗi ha cam đạt doanh thu 120 triệu đồng. Cũng theo ông Vũ Đình Việt, riêng diện tích đất trồng cam, quýt, mía của huyện đã chiếm 65% tổng diện tích đất nông nghiệp với khoảng gần 1.000 hộ gia đình trồng cây thế mạnh này. Qua thống kê sơ bộ, toàn huyện có 16 hộ có mức thu nhập từ trên 1 tỷ đồng trở lên, 20 hộ thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và 118 hộ thu từ 200 - 500 triệu đồng/ năm từ cam, quýt, mía.

Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong đó phải kể đến việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông như: dự án thi công các tuyến đường Bắc Phong - Tây Phong, Nam Phong- Dũng Phong,  xóm Rú, xã Xuân Phong... Huyện cũng đang khảo sát, thiết kế, lập dự toán công trình đường cứu hộ, cứu nạn Xuân Phong - Yên Lập - Yên Thượng... Đây là những công trình cơ sở hạ tầng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vườn, trang trại, tạo điều kiện cho nền kinh tế địa phương tăng trưởng ổn định, nâng cao đời sống nhân dân. Tính từ năm 2004 đến nay, trung bình mỗi năm, huyện có trên 70 công trình được đầu tư xây dựng bằng mọi nguồn vốn với giá trị thực hiện từ 60 - 70 tỷ đồng.

 

Nhờ tăng cường đầu tư, chọn đúng khâu đột phá nên kinh tế của huyện Cao Phong đã phát triển khá. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể. Trong nhiệm kỳ 2004 - 2011, huyện Cao Phong đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân  14,2%. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực. Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 51,5%, giảm 20% so với năm 2004; CN - TTCN, xây dựng chiếm 26%, tăng 8%; du lịch, dịch vụ chiếm 22%, tăng 12%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,6 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 27,76% (theo tiêu chí mới). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 7.300 triệu đồng. Kinh tế phát triển tạo đà cho VH- XH  có bước tiến mới. Toàn huyện đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia, 5/13 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh, ngày càng có chất lượng đã tác động đến các mặt đời sống xã hội. Đến nay, toàn huyện có 72% số hộ, 59% làng, bản, 88,5% cơ quan, 59% trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá. Phát huy kết quả đạt được, cán bộ, nhân dân huyện Cao Phong  đang tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện phát triển nhanh, bền vững.

 

                                                                          Minh Tuấn  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lạc Thuỷ tập trung phát triển kinh tế trang trại

(HBĐT) - Ngoài công nghiệp, du lịch, dịch vụ, trong những năm qua, kinh tế trang trại góp phần không nhỏ thúc đẩy KT-XH của huyện Lạc Thuỷ phát triển. Từ đó đã hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo được việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Sản xuất và xuất khẩu: Khó khăn đeo bám trên chặng về "đích"

Mặc dù đã có được những điểm tựa khá vững chắc trong 9 tháng qua nhưng ngành công thương sẽ tiếp tục phải “gánh” một loạt nhiệm vụ nặng nề trên chặng nước rút quý IV nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao về tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu. Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang tại giao ban trực tuyến sản xuất, kinh doanh của Bộ này trong ngày 3/10.

Ngân hàng vẫn hưởng lợi trước sự khốn đốn của doanh nghiệp

Chênh lệch lãi suất (LS) giữa cho vay và huy động của các ngân hàng (NH) hiện đang ở mức 5-6%. Đây là mức lợi nhuận biên không hợp lý trong khi nền kinh tế của VN nói chung còn chịu nhiều khó khăn và không ít doanh nghiệp (DN) thua lỗ.

Chủ động trữ hàng phục vụ tết

Mặc dù còn hơn 3 tháng nữa mới đến các dịp lễ Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán…, nhưng Sở Công Thương TP.Hà Nội đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá.

Tăng cường quản lý các tập đoàn kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa

Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý hoạt động của các tập đoàn kinh tế được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và quản trị các tập đoàn đang là vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện.

Nợ công của Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chi tiêu quá mức nhưng đầu tư lại kém hiệu quả đã khiến nợ công của VN tăng nhanh. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, trao đổi với Thanh Niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục