(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 19/2001/QĐ-UBND, ngày 19/ 9/ 2011 về “Bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản khi Nhà nước thu hồi đất” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Quyết định cũng kèm theo phụ lục về thuyết minh đơn giá đền bù chủng loại nhà và công trình kiến trúc, đơn giá bồi thường nhà ở và các hạng mục phụ trợ, đơn giá bồi thường tính cho 1 đơn vị khối lượng và các vật thể kiến trúc khác, đơn giá bồi thường cây trồng, bồi thường trồng, chăm sóc, tu bổ, làm giầu rừng theo niên hạn và rừng tự nhiên cùng đơn giá hỗ trợ một số tài sản khác.
Theo đó, cơ sở để tính toán giá đền bù vật kiến trúc của đơn giá bồi thường nhà ở và các hạng mục phụ trợ được tính trên cơ sở bản vẽ và khối lượng được bóc tách từ bản vẽ cho từng hạng mục, đơn giá áp dụng được tính giá vật liệu tại thời điểm tháng 7/ 2011 và tiền lương công nhân tối thiểu là 830.000 đồng/ tháng; đơn giá đền bù từng công việc xây dựng của đơn giá bồi thường nhà ở và các hạng mục phụ trợ được tính trên cơ sở 1 đơn vị khối lượng công việc và đơn giá áp dụng được tính giá vật liệu cũng tại thời điểm tháng 7/ 2011 và tiền lương nhân công tối thiểu là 830.000 đồng/ tháng.
Căn cứ theo bộ đơn giá mới, đơn giá bồi thường cao nhất cho nhà xây 3 tầng trở lên có giá đền bù cao nhất là 3.171.000 đồng/ m2 sàn; đơn giá đền bù cao nhất cho nhà 2 tầng là 3.323.000 đồng/ m2 sàn và đơn giá cao nhất cho nhà xây 1 tầng là 3.402.000 đồng/ m2 sàn. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 29/ 9/ 2011. Theo đánh giá của các chuyên gia, “Bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản khi nhà nước thu hồi đất” trên địa bàn tỉnh năm 2011 tuy chưa thật sự sát với thị trường nhưng cơ bản đã cao hơn khoảng 30% so với bộ đơn giá bồi thường năm 2009. Bỏ đơn giá mới tạo điều kiện cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng trên địa bản tỉnh được thuận lợi hơn.
Hồng trung
Việt Nam có nguồn năng lượng gió rất dồi dào, thế nhưng sau 15 năm phát triển, việc khai thác nguồn năng lượng này vì nhiều lý do vẫn còn ở mức hạn chế. Ðã đến lúc cần có những giải pháp hiệu quả để tận dụng nguồn năng lượng quý giá này phục vụ nhu cầu của đất nước, nhất là trong bối cảnh thiếu điện gay gắt hiện nay.
Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.
Ngày 5/10, Giám đốc Chương trình châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antonio Borges đã cảnh báo nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012, đặc biệt là tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vốn đang đồng thời sa lầy vào hai cuộc khủng hoảng là nợ công và hệ thống ngân hàng.
(HBĐT) - Xã Sủ Ngòi, TPHB đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng trọt và nuôi các loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, nhân dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất. Rau màu và một số loại cây ngắn ngày là những cây trồng chủ lực trên đồng đất Sủ Ngòi với tổng diện tích trên 50 ha.
(HBĐT) - Năm 2011, tỉnh ta đặt kế hoạch trồng mới 8.000 ha rừng các loại bao gồm: 1.000 ha rừng phòng hộ, 7.000 ha rừng sản xuất. Đến nay, các huyện, thành phố đã trồng được 6.500 ha rừng, trong đó có 500 ha rừng phòng hộ, 6.000 ha rừng sau khai thác và trồng mới.
(HBĐT) - Cao Phong có tổng diện tích tự nhiên 25.437 ha với 13 đơn vị hành chính, dân số khoảng 4,2 vạn người, trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 72,38%.