Nông dân thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy được mùa ngô, năng suất ước đạt 70 tạ/ha.
(HBĐT) - Nhằm thực hiện chủ trương xoá đói - giảm nghèo, NHCSXH huyện Lạc Thủy đã tạo điều kiện cho bà con nông dân, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế.
Những năm qua, nhờ nguồn vốn vay, hàng nghìn hộ nông dân nghèo ở huyện Lạc Thủy đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Gia đình ông Nguyễn Văn Minh, khu Thắng Lợi, thị trấn Thanh Hà là một trong những hộ điển hình thoát nghèo nhờ vay vốn ngân hàng. Gia đình ông Minh có 4 khẩu. Cả gia đình trông vào 1 mẫu ruộng, mỗi 1 năm chỉ làm 1 vụ thu được 1,5 tấn thóc, coi như đủ ăn, không có dư giả. Năm 2010, gia đình ông vay 10 triệu đồng theo kênh hộ nghèo mua được 1 con bê, tập trung làm kinh tế vườn. Hiện gia đình đã thoát nghèo. Tuy gia đình khó khăn nhưng rất quan tâm đầu tư cho con ăn học đàng hoàng. Con trai út của ông Minh giờ đang theo học năm thứ 2 trường Đại học Hành chính quốc gia nhờ nguồn vốn ưu đãi HSSV đã giải ngân được 2 kỳ với số tiền hơn 9 triệu đồng. Cháu học giỏi nên học kỳ nào cũng được học bổng. Ông Minh tâm sự: “Nhờ nguồn vốn đó mà trang trải được nhiều vấn đề cho con cái đi học”.
Cũng như gia đình ông Minh, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy cũng đã tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH. Có hộ vay ít, có hộ vay nhiều nhưng hầu hết đều phát huy được nguồn vốn vay, có thu nhập ổn định và dần vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Lê Ngọc Bản, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Hà cho biết: Hiện, toàn thị trấn còn 27 hộ nghèo, 44 hộ cận nghèo. Thị trấn phấn đấu đến cuối năm 2011 giảm được 10 hộ nghèo. Có 4 tổ chức, đoàn thể nhận ủy thác vốn NHCS và 6 tổ TK&VV với 150 thành viên. Thị trấn thực hiện 8 chương trình tín dụng với số dư nợ gần 3 tỉ đồng, không có nợ quá hạn.
Đến nay, số lượng khách hàng giao dịch tại NHCSXH huyện Lạc Thủy lên đến hơn 11.000 người với dư nợ cho vay trên 106 tỷ đồng. Không phải mất nhiều thời gian, công sức tới tận trung tâm huyện, các đối tượng có nhu cầu về vốn đảm bảo tiêu chí có thể giao dịch ở 15 điểm giao dịch tại 15 xã, thị trấn. Toàn huyện có 200 tổ TK&VV hoạt động hiệu quả, trong đó, 195 tổ có tiền gửi tiết kiệm hộ nghèo. Đến cuối tháng 8, toàn huyện đã huy động được gần 2 tỷ đồng tiền tiết kiệm của hộ nghèo thông qua tổ TK&VV. Nhờ việc cho vay được họp bình xét công khai, dân chủ nên đồng vốn đã thật sự đến tay hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Ông Lưu Văn Thụ - Phó giám đốc NHCSXH huyện Lạc Thủy cho biết: Với những nỗ lực, quyết tâm trong huy động và cho vay vốn, trong thời gian qua, Ngân hàng CSXH Lạc Thủy đã dần cải thiện hình ảnh của mình trong con mắt của đa số nhân dân. Đối với những người nghèo, ngân hàng thực sự là nơi nâng đỡ cho những kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh, giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đồng thời, ngân hàng cũng là địa chỉ tin cậy để nhân dân và các tổ chức, các doanh nghiệp gửi gắm những khoản tiền tiết kiệm cho tương lai. Với việc hoàn thành tốt vai trò kênh dẫn vốn quan trọng đến tận tay người nghèo và các gia đình chính sách, Ngân hàng xứng đáng là nhân tố tích cực trong công cuộc xoá đói - giảm nghèo tại địa phương.
Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH mà tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Lạc Thủy hàng năm giảm từ 2 - 3%, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần giải quyết thành công chính sách "tam nông" của Đảng.
Hiện nay, huyện Lạc Thủy còn khoảng hơn 14.500 hộ nghèo. Hy vọng rằng, với sự trợ giúp về vốn của NHCSXH cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, con số này sẽ giảm đáng kể trong những năm tiếp theo.
Tỉ giá USD trên thị trường tự do biến động hỗn loạn, khoảng cách chênh lệch với tỉ giá trong ngân hàng (NH) ngày càng lớn. Nhiều NH thương mại lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu nguồn cung.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu các sản phẩm giày dép của nước ta trong 9 tháng năm 2011 đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010.
Việt Nam có nguồn năng lượng gió rất dồi dào, thế nhưng sau 15 năm phát triển, việc khai thác nguồn năng lượng này vì nhiều lý do vẫn còn ở mức hạn chế. Ðã đến lúc cần có những giải pháp hiệu quả để tận dụng nguồn năng lượng quý giá này phục vụ nhu cầu của đất nước, nhất là trong bối cảnh thiếu điện gay gắt hiện nay.
Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.
Ngày 5/10, Giám đốc Chương trình châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antonio Borges đã cảnh báo nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012, đặc biệt là tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vốn đang đồng thời sa lầy vào hai cuộc khủng hoảng là nợ công và hệ thống ngân hàng.
(HBĐT) - Xã Sủ Ngòi, TPHB đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng trọt và nuôi các loại cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp trong quá trình đô thị hóa, nhân dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất. Rau màu và một số loại cây ngắn ngày là những cây trồng chủ lực trên đồng đất Sủ Ngòi với tổng diện tích trên 50 ha.