Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa chủ trì cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc 12 ngân hàng thương mại lớn (G12) vào ngày 4/10, tại Hà Nội, nhằm đánh giá tình hình thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

 

Huy động tăng trở lại

Tại cuộc họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động tiền tệ, ngân hàng đang có chuyển biến tích cực phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ, trường hợp vi phạm đã được phát hiện và xử lý kịp thời.

Đặc biệt, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất từ mức phổ biến 18-22%/năm xuống còn 17-19%/năm; lãi suất thị trường liên ngân hàng tương đối ổn định và ở mức hợp lý; cơ cấu tín dụng chuyển đổi theo hướng tích cực, tín dụng sản xuất tăng ở mức cao, nhất là tín dụng nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu (tăng trên 30%); tín dụng ngoại tệ và phi sản xuất giảm, thanh khoản của các ngân hàng thương mại được kiểm soát.

Thống đốc cũng cho biết, huy động vốn và tín dụng trong 20 ngày đầu tháng Chín giảm do việc hạch toán lại đúng bản chất của các khoản tiền gửi và cho vay trước đây, nhưng đã có biểu hiện tăng trở lại từ ngày 23/9/2011 phản ánh sự tăng trưởng lành mạnh, đúng thực chất.

“Trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng thời gian qua đã dần hình thành mặt bằng lãi suất hợp lý, đường cong lãi suất đã xuất hiện với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, đó là dấu hiệu đáng mừng,” Thống đốc nhấn mạnh.

Tạo điều kiện cho vay tiếp

Định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới là bám sát mọi diễn biến trên thị trường để chủ động có các giải pháp thích hợp, kiểm soát nghiêm tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo hướng không nhất thiết phải sử dụng hết dư địa tăng trưởng tín dụng còn lại, ưu tiên và tập trung vốn với lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ.

Thống đốc kêu gọi, toàn hệ thống phải đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh vượt trần lãi suất huy động dưới mọi hình thức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nợ xấu. Đảm bảo cơ cấu lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước phù hợp.

Một điểm quan trọng được Thống đốc đưa ra là, Ngân hàng Nhà nước đang cùng các Bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát để công bố một số đối tượng, lĩnh vực phục vụ an sinh xã hội không nằm trong danh mục các ngành phi sản xuất, tạo điều kiện về lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ tình hình thanh khoản của thị trường, chủ động phát hiện các tổ chức tín dụng có biểu hiện hay nguy cơ mất khả năng thanh khoản để có biện pháp xử lý kịp thời, không để bất kỳ tổ chức tín dụng nào mất khả năng thanh khoản.

Lãnh đạo các ngân hàng thương mại tham dự đã thể hiện sự nhất trí cao với những đánh giá của Thống đốc về thực trạng tình hình kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng; các giải pháp điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong thời gian từ nay đến cuối năm.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các biện pháp để đưa mặt bằng lãi suất cho vay trong biên độ 17-19% đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất theo đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Các tổ chức tín dụng cũng sẽ thường xuyên theo dõi, chủ động điều hoà vốn, đảm bảo thanh khoản trong hệ thống; có phương án cân đối vốn để đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong những tháng cuối năm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ về chất lượng tín dụng để kiểm soát nợ xấu.

Tại cuộc họp, Thống đốc nhấn mạnh, trên thị trường ngoại tệ, đánh giá đúng quan hệ cung cầu của nền kinh tế để điều hành tỷ giá và mức độ can thiệp của Ngân hàng Nhà nước một cách thích ứng, đảm bảo mức độ biến động của tỷ giá không quá 1% từ nay đến cuối năm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế.

Các tổ chức tín dụng cũng cho biết, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc cho vay bằng ngoại tệ, giảm quy mô và tốc độ phù hợp với khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ trên thị trường I và các nguồn vốn ổn định lâu dài từ nước ngoài, kiểm soát chặt chẽ đối với trường hợp vay vốn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng không có nguồn thu bằng ngoại tệ từ sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Từng bước thực hiện tốt chủ trương chuyển dần quan hệ nhận gửi và cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ để giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

Ngoài ra, sẽ kịp thời có giải pháp đủ hiệu lực và khả năng cần thiết làm giảm đến mức tối đa chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế, chống đầu cơ vàng và tác động ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ và tỉ giá./.

Theo Vietnam+

 

Các tin khác

Nông dân thị trấn Thanh Hà, Lạc Thủy được mùa ngô, năng suất ước đạt 70 tạ/ha.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lực lượng lao động trẻ huyện Lạc Sơn truy cập thông tin tuyển sinh, tuyển dụng trên mạng internet tại phiên giao dịch.

9 tháng giải quyết việc làm cho 12.520 lao động

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, 9 tháng năm 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 12.520 lao động, đạt 76,6% kế hoạch.

Thị trường USD lại biến động, ngân hàng kêu khổ

Tỉ giá USD trên thị trường tự do biến động hỗn loạn, khoảng cách chênh lệch với tỉ giá trong ngân hàng (NH) ngày càng lớn. Nhiều NH thương mại lâm vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu nguồn cung.

Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có khả năng đạt 6 tỷ USD trong năm 2011

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu các sản phẩm giày dép của nước ta trong 9 tháng năm 2011 đạt 4,8 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010.

Ðiện gió - nguồn năng lượng cần được quan tâm khai thác

Việt Nam có nguồn năng lượng gió rất dồi dào, thế nhưng sau 15 năm phát triển, việc khai thác nguồn năng lượng này vì nhiều lý do vẫn còn ở mức hạn chế. Ðã đến lúc cần có những giải pháp hiệu quả để tận dụng nguồn năng lượng quý giá này phục vụ nhu cầu của đất nước, nhất là trong bối cảnh thiếu điện gay gắt hiện nay.

Chia sẻ trách nhiệm trong bảo hiểm nông nghiệp

Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (NN-ND-NT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của nước ta. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp (SXNN) lại thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó, những rủi ro về thiên tai không chỉ gây nên cảnh đói nghèo trước mắt của người dân mà còn ảnh hưởng lâu dài, là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế bền vững.

IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế trong 2012

Ngày 5/10, Giám đốc Chương trình châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Antonio Borges đã cảnh báo nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế trong năm 2012, đặc biệt là tại các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vốn đang đồng thời sa lầy vào hai cuộc khủng hoảng là nợ công và hệ thống ngân hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục