Nông dân xã Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, lựa chọn trồng cây khoai lang để đảm bảo hiệu quả kinh tế vụ đông 2011.
(HBĐT) - Năm nay, sản xuất vụ đông gặp nhiều khó khăn do chịu áp lực lớn về thời vụ. Có thể nói, chưa năm nào việc xử lý thời vụ cho sản xuất vụ đông lại khó khăn, cấp bách như năm nay. Giải pháp trọng tâm được các địa phương trong tỉnh áp dụng là tập trung trồng các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày như khoai tây, khoai lang, dưa chuột và đặc biệt là các loại rau đậu.
Không ép thời vụ
Mọi năm, đến đầu tháng 10 là gia đình chị Bùi Thị Duyến (Vĩnh Đồng, Kim Bôi) đã trồng xong vụ ngô đông. Nhưng năm nay, phần diện tích đó vẫn chưa sẵn sàng để làm đất, lúa mùa mới chỉ trỗ chứ chưa cho thu hoạch. Theo hướng dẫn của phòng NN&PTNT huyện, gia đình chị không trồng ngô như mọi năm vì thời vụ trồng ngô đông đã hết. Thay vào đó sẽ là khoai tây và một số loại rau ngắn ngày như bắp cải, su hào, súp lơ, đậu... Với lựa chọn này, nhà chị không những đảm bảo được hiệu quả kinh tế vụ đông mà còn chủ động về thời vụ gieo cấy lúa chiêm - xuân kế tiếp.
Không ép thời vụ đối với các loại cây truyền thống thuộc nhóm cây ưa ấm như ngô, lạc, đậu tương, bí xanh... Đó là định hướng chung được huyện Kim Bôi cũng như các địa phương trong tỉnh quán triệt rõ khi chỉ đạo sản xuất vụ đông 2011. Theo nhận định của Sở NN&PTNT, rét đậm, rét hại kéo dài từ đầu năm đã tác động dây chuyền đến thời vụ sản xuất của cả ba vụ chiêm, mùa và đông. Cụ thể, đến đầu tháng 10, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch trên 300 ha lúa mùa, dự kiến đến cuối tháng 10 mới thu hoạch rộ nên thời điểm này chưa có diện tích đất để gieo trồng vụ đông. Theo kế hoạch, các địa bàn trọng điểm sẽ sản xuất vụ đông năm nay là Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình. Đối với các địa bàn này, Sở NN&PTNT đôn đốc cần khẩn trương thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất và lựa chọn giống cây phù hợp để thay thế các loại cây truyền thống đã hết thời vụ gieo trồng. Có như vậy mới chủ động kiểm soát được rủi ro trong sản xuất vụ đông năm nay.
Tập trung vào rau và các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày
Do chịu áp lực lớn về thời vụ, cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay sẽ chuyển đổi mạnh sang các loại cây ưa lạnh, ngắn ngày như khoai tây, khoai lang và đặc biệt là các loại đậu đỗ, rau ăn lá. Thời vụ trồng các loại cây này kéo dài đến cuối tháng 11, thậm chí nhiều loại rau vụ đông còn có thời vụ trồng đến đầu tháng 1 năm sau. Đây là lợi thế đặc biệt để các loại cây này được ưu tiên mở rộng diện tích. Với giải pháp điều chỉnh cơ cấu cây trồng, Sở NN&PTNT cho biết tổng diện tích cây vụ đông năm nay sẽ được đảm bảo đúng kế hoạch, dự kiến toàn tỉnh sẽ phấn đấu gieo trông trên 11.000 ha cây vụ đông.
Đề cập đến các yếu tố quan trọng khác như nguồn giống, nước tưới, biện pháp làm đất, kỹ thuật chăm sóc cây trồng..., ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV khuyến cáo: Song song với việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân cần tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật đã được hướng dẫn để thực hiện tốt từ khâu làm đất đến chăm sóc cây trồng. Ví dụ, nên tận dụng nguồn rơm, rạ vụ mùa để tăng hiệu quả làm đất, tiết kiệm nước tưới để kiểm soát nguy cơ hạn cuối vụ, không lạm dụng thuốc BVTV để đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn, bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”… Đặc biệt, các đơn vị trong ngành nông nghiệp cần chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết và sâu bệnh để có biện pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp, đảm bảo vụ đông diễn ra an toàn, hiệu quả./.
Thu Trang
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa chủ trì cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc 12 ngân hàng thương mại lớn (G12) vào ngày 4/10, tại Hà Nội, nhằm đánh giá tình hình thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.
(HBĐT) - Nhằm thực hiện chủ trương xoá đói - giảm nghèo, NHCSXH huyện Lạc Thủy đã tạo điều kiện cho bà con nông dân, đặc biệt là những hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Cụm công nghiệp Mông Hóa (Kỳ Sơn) được quy hoạch 51,86 ha theo quyết định 187 ngày 30/1/2008 của UBND tỉnh. Đến cuối tháng 9 đã thu hút được 10 DN với diện tích đất sử dụng 25,9 ha, đạt trên 50% diện tích gồm các ngành nghề: chế biến nông sản thực phẩm, ép ván sàn, đúc phôi thép, SX gạch, ngói.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 19/2001/QĐ-UBND, ngày 19/ 9/ 2011 về “Bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản khi Nhà nước thu hồi đất” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 5/10, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã phối hợp với phòng LĐ – TB & XH, huyện Đoàn Lạc Sơn tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ II. Có 23 cơ sở tuyển sinh đào tạo nghề và doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh trực tiếp đến tư vấn, giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động; 350 người lao động đến từ 29 xã, thị trấn trong toàn huyện tham dự phiên giao dịch.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, 9 tháng năm 2011, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 12.520 lao động, đạt 76,6% kế hoạch.