Người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) phát triển chăn nuôi lợn rừng cho thu nhập cao.

Người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) phát triển chăn nuôi lợn rừng cho thu nhập cao.

(HBĐT) - Trong những năm qua, ngoài tập trung SX nông - lâm nghiệp, Cao Sơn (Đà Bắc) đã tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao. Nhờ vậy, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập trong xã tới nay đạt khoảng 9 triệu đồng/ người/năm.

 

Xã Cao Sơn từ lâu đã được huyện Đà Bắc coi là một trong những vùng phát triển nông nghiệp mạnh. Thế mạnh của Cao Sơn với các cây trồng như ngô, sắn, dong riềng và đậu, lạc các loại. Theo ông Nguyễn Hồng Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn, ngoài phát triển trồng trọt, người dân còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế như gà ri, lợn bản địa lai với lợn rừng.

 

Cách đây vài năm, chỉ trông chờ vào SX nông, lâm nghiệp, thu nhập của người dân Cao Sơn hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy, thu nhập bình quân của người dân cũng chỉ đạt trên 3 triệu đồng/người/ năm. Từ khi áp dụng KH-KT vào SX cũng như mở rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa có giá trị cao, thu nhập của người dân đã tăng dần hàng năm. Đến năm 2010, thu nhập bình quân đã đạt khoảng 9 triệu đồng/người/năm. 

 

Thống kê của UBND xã Cao Sơn, đến cuối năm 2010, toàn xã có khoảng 640 con trâu, 320 con bò. Ngoài ra có khoảng 5.000 con lợn cùng với gia cầm các loại khoảng 20.000 con. Trong nhiều năm lại đây, nhiều hộ gia đình trong xã đã tập trung đầu tư cho phát triển chăn nuôi. Điển hình như gia đình anh Khương Đức Thụ, xóm Xèo và gia đình anh Xa Văn Sin, xóm Sơn Phú. Tại các hộ gia đình này, ngoài chăn nuôi gà ta hàng ngàn con còn đầu tư chăn nuôi lợn rừng, lợn lai giữa lợn rừng với lợn bản địa.

 

Theo các hộ gia đình chăn nuôi tại xã Cao Sơn, đầu ra cho gia súc, gia cầm hiện nay đều rất dễ dàng. Các thương lái từ khắp miền đổ về mua nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, chưa kể thị trường bán lẻ ngay tại địa bàn huyện nhà cũng tiêu thụ khá nhiều. Hiện, mỗi kg hơi lợn rừng lai với lợn bản địa tùy thuộc vào loại F2 hoặc F1 có giá dao động từ 180.000 - 350.000 đồng/kg; gà ta có giá bán từ 120.000  - 130.000 đồng/kg.

 

Theo ông Xa Văn Xiền, xóm Sơn Phú, để đáp ứng nhu cầu trong chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, điều khó khăn nhất hiện nay với người   dân Cao Sơn là nguồn vốn. Hiện nay, người dân xã Cao Sơn phát triển chăn nuôi đều huy động nguồn lực từ gia đình, người thân hoặc anh em bè bạn. Một phần từ nguồn vốn ngân hàng CSXH nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn, vay vốn ngân hàng thương mại với lãi suất cao như hiện nay trên 20%/năm để phát triển chăn nuôi thì các hộ dân không có lãi nhiều. Để chăn nuôi ở Cao Sơn phát triển theo hướng bền vững, người dân Cao Sơn rất mong nhận được sự quan tâm về nguồn vốn đầu tư hơn nữa của các ngân hàng thương mại với lãi suất thấp, đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng CSXH địa phương.

 

                                                                                     Hồng Trung

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục