Hàng Việt Nam đã đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập? Ảnh:TL
“Trong những năm gần đây, một số hàng hoá của doanh nghiệp Việt đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường khó tính như EU và Mỹ”.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết như vậy.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỉ USD, 9 tháng đầu năm 2011 xuất khẩu đạt 70 tỉ USD. Đây là một con số khá cao, nhưng thực tế hiện nay ở nước ngoài ít gặp nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam, bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam đa phần là làm gia công cho nước ngoài, hoặc cung cấp nguyên liệu ở dạng thô.
Cộng đồng người Việt có mặt tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung đông ở các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Đông Âu. Tuy nhiên, có một nghịch lý là phần lớn hàng hoá mà kiều bào ta đang kinh doanh và phân phối lại là hàng Trung Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ..., còn hàng Việt Nam muốn thâm nhập các thị trường này lại gặp rất nhiều khó khăn. Theo các doanh nhân Việt kiều có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng ở nước ngoài.
Ít mẫu mã, chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế
Theo nhiều người nhận xét, hàng Việt xuất khẩu vẫn chưa được đầu tư nhiều về khâu thiết kế, sáng tạo mẫu. Một hội viên Việt kiều kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích ở Châu Âu cho biết: “Càphê Trung Nguyên G7 chất lượng tốt, giá rẻ nhưng bán ra được rất ít. Trong khi đó Nescafé lại tiêu thụ mạnh. Nguyên nhân có thể do càphê Trung Nguyên dùng kí hiệu G7 làm người dân Châu Âu dễ liên tưởng đến sắt thép, hoá chất, chất tẩy… chứ không phải đồ uống thơm ngon”. Vẫn là câu chuyện về càphê, thời tiết bên Châu Âu lạnh, thay vì in trên bao bì cốc càphê nóng ấm thì doanh nghiệp Việt Nam lại chọn thiết kế hình cốc càphê có viên đá lạnh vốn chỉ thích hợp cho các nước nhiệt đới.
Điều này làm tính hấp dẫn của sản phẩm bị giảm đáng kể. Một mẫu bao bì sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu in hình cô gái không cười và tay đang ôm bụng. Hình ảnh như vậy dễ gây ra hiểu lầm là ăn gạo xong bị đau bụng. Nếu doanh nghiệp thiết kế thành ảnh cô gái Việt Nam đội nón lá, tay cầm bó lúa và cười thì có lẽ bao bì sản phẩm vừa đẹp vừa ý nghĩa. Hiện nay các nước phát triển đang hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, mang đậm bản sắc vượt trội của vùng địa lý. Nhãn hiệu hàng Việt đa phần chưa thể hiện được điều đó, còn xấu, cẩu thả và chưa tạo được sự khác biệt. Vì vậy, các nhà kinh doanh đa phần chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và phong phú, được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Thiếu hiểu biết về thị trường
Muốn sản xuất và xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nào phải hiểu được người dân và thị trường ở đó muốn gì, thích gì từ vùng địa lý sản xuất hàng. Ví dụ, người Châu Âu và người Mỹ không ưa chuộng nước hoa, sữa tắm, dầu gội đầu, kem dưỡng da... sản xuất từ châu Á vì công nghiệp hoá mỹ phẩm Châu Âu và Mỹ đã vượt trội. Họ rất thích các sản phẩm vải, lụa tơ tằm Châu Á... hoặc những sản phẩm nông nghiệp của vùng nhiệt đới như lúa gạo, chuối, cam, dứa, dừa, lạc vừng... Vì vậy, các mặt hàng thực phẩm, hoa quả có thể trở thành thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt hàng này cũng phải chế biến phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Nhiều người Châu Âu, Mỹ quá cân, béo phì nên thích ăn hoa quả tăng chất vitamin. Theo ông Phạm Ngọc Chu - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary nói: “Người Châu Âu rất thích ăn hoa quả sấy khô (mứt). Việt Nam là đất nước có rất nhiều trái cây nhưng sản phẩm tươi và sấy khô rất ít có mặt trên thị trường Châu Âu. Mít sấy khô Việt Nam cứng như đá, loại nào không cứng như mứt dừa, kẹo dừa thì dai như dây đồng dứt mãi mới ra. Người Châu Âu răng yếu hơn dân Châu Á cho nên họ thích ăn giòn tan, ít chất béo”. Có người nhận xét: “Bộ bàn ghế gỗ khảm trai khá đẹp, giá thành cũng không phải quá đắt so với mức sống của người Châu Âu, nhưng khi ngồi vào đau lưng quá. Đến cơ sở sản xuất gốm sứ thì toàn bán bát ăn cơm và chén nước chè, không phù hợp với thói quen sử dụng của người Châu Âu…”
Một điểm yếu nữa của nhiều doanh nhân Việt là chào bán những cái mình có mà không biết người ta cần gì hay loại hàng nào bán được nhiều. Một doanh nhân Việt kiều khuyên các nhà sản xuất Việt Nam nên nghiên cứu chú trọng làm ra những sản phẩm tiêu thụ đại chúng, nhiều người mua, nhiều người dùng và dùng liên tục. Trong cuộc sống hàng ngày, con người dùng rất nhiều sản phẩm đơn giản, thải hồi nhanh, tiêu thụ số lượng lớn như găng tay, khăn lau, dép mùa hè, mùa đông, đồ chải, đồ lót... Ví dụ, một đôi tất sẽ dùng nhiều và vứt đi nhanh hơn là chiếc áo sơ-mi, một gói bột canh sẽ dùng nhiều và thường xuyên hơn là gói mì ăn liền, một cốc sứ sẽ vứt đi nhanh hơn lọ hoa sứ, v.v… Hàng xuất khẩu của Việt Nam có những sản phẩm rất đẹp, làm rất công phu, nhưng rất ít người mua, nếu họ có mua thì không biết đến bao giờ mới mua tiếp lần thứ hai như những lọ hoa bằng đá, tượng khắc gỗ, tranh sơn mài, thêu...
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2011, Công ty CP Someco Hòa Bình đạt giá trị sản xuất công nghiệp gần 97 tỷ đồng; tổng doanh thu Someco Hòa Bình đạt gần 90 tỷ đồng với lợi nhuận đạt 3,74 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đến nay, tiểu dự án hỗ trợ chăn nuôi cho bà con trong DAGN giai đoạn II đạt khoảng 80% và hỗ trợ trồng trọt đạt trên 10%. Trong đó, tại huyện Tân Lạc có 6 tiểu dự án, trong đó, tiểu dự án trồng mây đã trồng được 1 ha và 3 km trồng đường biên rào, cây sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, người dân còn tận dụng thời kỳ mây chưa phát triển trồng xen canh cây ngô, sắn để tạo thu nhập trong thời kỳ mây chưa cho thu.
HBĐT) - Mặc dù thời tiết năm nay có những diễn biến bất thường, đầu năm rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất vụ chiêm - xuân. Vụ mùa khô hạn, dịch bệnh trên cây trồng, nhiều diện tích thiếu nước phải chuyển sang trồng màu và áp dụng các biện pháp chống hạn để đảm bảo gieo trồng hết diện tích. Vượt qua khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở NN&PTNT, các địa phương tập trung bám sát cơ sở để thúc đẩy sản xuất. Từ thắng lợi của sản xuất vụ chiêm - xuân, những tín hiệu khả quan trong sản xuất vụ mùa báo hiệu 1 vụ mùa bội thu. Dự báo tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 tăng 4%, đảm bảo an ninh lương thực.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, DAGN giai đoạn II của tỉnh đã giải ngân được gần 10 tỷ đồng. Trong đó, trên 5,4 tỷ đồng của Ngân hàng WB và trên 4,2 tỷ đồng vốn đối ứng.
Lãi suất liên ngân hàng đã “đội” lên mức 30%, thậm chí 40% kỳ hạn 1 tháng. Thanh khoản ngân hàng đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trước thực trạng này, cùng với ý chí quyết liệt loại bỏ những ngân hàng yếu kém để bảo vệ hệ thống ngân hàng thì việc tái cấu trúc ngành này và câu chuyện sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có lẽ không còn xa.
Còn hơn 3 tháng nữa mới đến tết nhưng tại thời điểm này, ngành công thương cũng như các doanh nghiệp (DN) của TPHCM cơ bản đã hoàn thành kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ cao điểm mua sắm cuối năm của người dân. Theo đó, lượng hàng hóa được xác định từ 3 nguồn cung chính: các DN bình ổn với khả năng cung ứng chiếm 30%-40% thị phần; 3 chợ đầu mối chiếm 40%-50% và từ các DN khác.