Thực hiện sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi trên địa bàn xã Phú Thành (huyện Lạc Thủy)
(HBĐT) - Xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản là yếu tố quan trọng góp phần thay đổi diện mạo của huyện, đồng thời là giải pháp ưu tiên nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Với quan điểm này, huyện Lạc Thủy đã huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, từ đó tạo ra những khởi sắc thực sự trong đời sống của mọi tầng lớp người dân trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây, vượt qua nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 14,4%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản liên tục tăng khá với tốc độ tăng trưởng bình quân 19,9%. Riêng hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, 9 tháng đầu năm 2011, huyện có 116 công trình xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư khoảng 112.112 triệu đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khối lượng thực hiện đạt khoảng 78.524 triệu đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Với nỗ lực cao, huyện đã thực hiện khá tốt công tác giải ngân vốn xây dựng cơ bản, tổng giá trị giải ngân đạt khoảng 52.062 triệu đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản tập trung thanh toán 1.500 triệu đồng, vốn hạ tầng du lịch 2.130 triệu đồng, vốn CT229 là 9.700 triệu đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia 7.321 triệu đồng, vốn kiên cố hóa trường lớp học 6.550 triệu đồng, vốn ngân sách tỉnh 1.500 triệu đồng…
Với quyết tâm thu hút đầu tư, huyện Lạc Thủy đã tích cực thực hiện việc đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Hiện, khu công nghiệp thị trấn Thanh Hà có diện tích 300 ha đã được phê duyệt quy hoạch và bắt đầu thu hút đầu tư; 5 cụm công nghiệp ở các xã Phú Thành, Đồng Tâm, An Bình và thị trấn Chi Nê đã công bố quy hoạch chi tiết và sẵn sàng thu hút đầu tư. Đến thời điểm này, huyện đã có 20 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận, cho thấy lộ trình thu hút đầu tư của huyện Lạc Thủy đang có những khởi đầu tốt đẹp.
Từ các nguồn lực tài chính huy động được, thời gian qua huyện Lạc Thủy đã dồn sức xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong lĩnh vực giao thông, huyện đã đầu tư nâng cấp hàng chục km đường tỉnh lộ đi qua địa bàn, xây dựng 86 km đường giao thông nông thôn trị giá trên 17 tỷ đồng, cứng hóa 25 km đường bê tông xi măng với tổng trị giá 35 tỷ đồng, ngoài ra còn đầu tư cho các tuyến đường trục huyện với tổng mức đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong lĩnh vực thủy lợi, trên 60 công trình đã được sửa chữa, nâng cấp, làm mới; hàng chục km kênh mương được cứng hóa đảm bảo tưới cho trên 1.800 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Huyện còn đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các trạm biến áp 100 KV, 35KV và xây dựng, cải tạo hệ thống lưới điện, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện lên gần 99%. Hệ thống nước sạch cũng được đầu tư thỏa đáng, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho trên 80% hộ dân sinh sống trên địa bàn. Có thể nói, việc xây dựng kết cấu hạ tầng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn của huyện, nhất là đối với các xã đặc biệt khó khăn. Thông qua sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, hệ thống hạ tầng cơ sở của huyện Lạc Thủy được tăng cường về cả số lượng lẫn chất lượng. Theo đó, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Đây là nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội huyện Lạc Thủy phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong những năm tiếp theo./.
Thu Trang
Hiện phần lớn nông sản xuất sang Trung Quốc (TQ) đều theo tiểu ngạch, không có hợp đồng, hậu quả là nhiều thời điểm hàng ngàn tấn nông sản đổ bỏ, phá vỡ quy hoạch nhiều nơi.
(HBĐT) - Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến, tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) từ lâu nay đã trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng. ông Tiến cho biết: Để có cơ ngơi như hiện nay, vốn ngân hàng góp phần quan trọng. Những năm 90 trở về trước, vay 1 triệu đồng để làm ăn thật khó, thủ tục phức tạp. Giờ đây, với gia đình ông vay từ 500 triệu - 1 tỷ đồng dễ như không. Tất nhiên là ngân hàng phải nhìn vào năng lực SX của gia đình. Trước thì nhà tranh vách đất, buôn bán, vay mượn mãi chẳng giàu.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011 và Chương trình hành động số 533 của tỉnh, huyện Cao Phong đã xây dựng chương trình hành động số 432 và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2011, Công ty CP Someco Hòa Bình đạt giá trị sản xuất công nghiệp gần 97 tỷ đồng; tổng doanh thu Someco Hòa Bình đạt gần 90 tỷ đồng với lợi nhuận đạt 3,74 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đến nay, tiểu dự án hỗ trợ chăn nuôi cho bà con trong DAGN giai đoạn II đạt khoảng 80% và hỗ trợ trồng trọt đạt trên 10%. Trong đó, tại huyện Tân Lạc có 6 tiểu dự án, trong đó, tiểu dự án trồng mây đã trồng được 1 ha và 3 km trồng đường biên rào, cây sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, người dân còn tận dụng thời kỳ mây chưa phát triển trồng xen canh cây ngô, sắn để tạo thu nhập trong thời kỳ mây chưa cho thu.
HBĐT) - Mặc dù thời tiết năm nay có những diễn biến bất thường, đầu năm rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sản xuất vụ chiêm - xuân. Vụ mùa khô hạn, dịch bệnh trên cây trồng, nhiều diện tích thiếu nước phải chuyển sang trồng màu và áp dụng các biện pháp chống hạn để đảm bảo gieo trồng hết diện tích. Vượt qua khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở NN&PTNT, các địa phương tập trung bám sát cơ sở để thúc đẩy sản xuất. Từ thắng lợi của sản xuất vụ chiêm - xuân, những tín hiệu khả quan trong sản xuất vụ mùa báo hiệu 1 vụ mùa bội thu. Dự báo tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 tăng 4%, đảm bảo an ninh lương thực.