Người dân xóm Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thủy) tận dụng lá ngô sau thu hoạch để làm thức ăn thô cho trâu, bò, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trâu, bò trong mùa đông 2011.

Người dân xóm Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thủy) tận dụng lá ngô sau thu hoạch để làm thức ăn thô cho trâu, bò, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trâu, bò trong mùa đông 2011.

(HBĐT) - Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn dự trữ cho gia súc; củng cố chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh và phòng - chống rét; khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 150c thì nhanh chóng di chuyển đàn gia súc từ khu vực thả rông về chỗ nuôi nhốt…

 

Đó là những biện pháp đã được ngành nông nghiệp hướng dẫn cụ thể đến các hộ chăn nuôi khi triển khai công tác phòng - chống đói rét cho gia súc vụ đông - xuân 2011 – 2012. Theo ông Lương Thanh Hải - Chi cục trưởng Chi cục Thú y, điều cốt lõi nhất chi phối hiệu quả của công tác này là sự chủ động, tích cực từ người chăn nuôi chứ không phải bất kỳ yếu tố khách quan nào khác.

 

Ông Lương Thanh Hải nhấn mạnh: Hàng năm, công tác phòng - chống đói, rét cho gia súc vụ đông luôn được ngành chức năng triển khai sớm, chủ động, tích cực. Tuy nhiên, vấn đề là người chăn nuôi “ngấm” được đến đâu và có thực hiện tốt các biện pháp đã được hướng dẫn hay không. Tôi cho rằng trong các đợt rét đậm, rét hại, nếu người chăn nuôi tích cực và chủ động hơn, chắc chắn số lượng đàn gia súc bị chết đói, chết rét không nhiều đến mức đáng lo ngại như đã xảy ra. Trên thực tế, tập quán chăn nuôi thả rông và sự lơ là, chủ quan trong khâu che chắn chuồng trại, tích trữ thức ăn thô cho gia súc đã đẩy nhiều hộ chăn nuôi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, thấy cháy nhà mới chạy lên dập lửa. Chưa nói đến vùng sâu, xa, ngay ở huyện Kỳ Sơn đây cũng vẫn có những địa bàn phổ biến tình trạng nuôi thả rông trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Thực tế này rất đáng quan ngại, là thách thức lớn chi phối hiệu quả của công tác phòng - chống đói, rét cho gia súc vụ đông.

 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 115.000 con trâu và 74.000 con bò. Để bảo toàn thành quả của ngành chăn nuôi trong vụ đông - xuân 2011 – 2012, ngay từ cuối tháng 10/2011, khi chưa có đợt rét nào đậm nào xảy ra, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 902/SNN-CCTY ngày 24/10/2011 đôn đốc sát sao công tác phòng - chống đói rét cho gia súc vụ đông, đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện bằng cách tập trung chỉ đạo quyết liệt một số biện pháp trọng tâm gồm: tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chống đói, rét cho các chủ hộ chăn nuôi trâu, bò; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả; dự trù kinh phí thực hiện các phương án hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi bằng nguồn ngân sách địa phương; xây dựng chính sách của địa phương nhằm khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi chuyển đổi phương thức chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát… Theo Sở NN&PTNT, đây là những giải pháp trọng tâm, cấp bách nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2011 – 2012.

 

Được biết, đến thời điểm này, kế hoạch phòng - chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc mùa đông đã được hệ thống thú y triển khai sâu rộng đến địa bàn các xã, thị trấn. Đội ngũ thú y viên cơ sở đang tích cực bám sát địa bàn, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phù hợp với mục tiêu quan trọng là tạo được chuyển biến nhất định trong nhận thức và tập quán chăn nuôi của bà con nông dân, định hình cho họ hai thói quen thiết yếu trong chăm sóc đàn gia súc: thứ nhất, chống rét bằng cách che chắn và sưởi ấm chuồng trại, đảm bảo điều kiện vệ sinh; thứ hai, chống đói bằng cách tận dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, cám, sắn…) để làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong những ngày mùa đông rét đậm, rét hại. Ngành thú y khẳng định, nếu người chăn nuôi thực hiện các biện pháp đã được hướng dẫn tích cực, chủ động, nhất định sẽ kiểm soát được rủi ro, bảo toàn được thành quả lao động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vụ đông - xuân 2011 – 2012./.

 

 

                                                                             Thu Trang

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục