Các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đang gặp khó vì đơn hàng không dồi dào như mọi năm. Ảnh: Hồng Thúy

Các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu đang gặp khó vì đơn hàng không dồi dào như mọi năm. Ảnh: Hồng Thúy

Đơn hàng sụt giảm, chưa ký được thỏa thuận xuất khẩu cho năm 2012 khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, phải cắt giảm lao động

Mọi năm, vào thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đã phải tất bật sản xuất để đáp ứng đơn hàng mùa Noel, Tết Dương lịch. Tuy nhiên, năm nay lại khác, nhiều DN hiện chỉ sản xuất cầm chừng hoặc chuyển sang sản xuất hàng nội địa để “nuôi” lao động.

Doanh nghiệp thủy hải sản lo ngại

Ngoài những khó khăn chung của ngành thủy hải sản như thiếu nguyên liệu (do Trung Quốc tranh mua nguyên liệu trong suốt thời gian dài vừa qua), giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi khó thương lượng giá bán sản phẩm với đối tác…, một số DN thủy hải sản xuất khẩu còn đang đối mặt với tình trạng các thị trường tiêu thụ lớn giảm đặt hàng ngay trong mùa sản xuất lớn thứ 2 của năm.

 Ông Lê Việt Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức (TPHCM), cho biết hiện nhiều DN xuất khẩu thủy hải sản đang tồn kho khá nhiều hàng đông lạnh. Một số DN xuất khẩu sang thị trường chính là châu Âu phải tạm ngưng sản xuất vì đơn hàng quá èo uột. Gần đây, một số đối tác châu Âu có tăng đặt hàng trở lại nhưng giá cá tra nguyên liệu quá cao, các DN sản xuất không có lời nên cũng không mặn mà.

Giám đốc một công ty sản xuất các mặt hàng thủy hải sản chế biến có giá trị gia tăng cao tại KCN Vĩnh Lộc (TPHCM) cũng cho biết ông đang đau đầu vì gần cuối năm nhưng không có việc cho công nhân làm. Thời điểm này năm 2010, công ty phải tăng ca liên tục, có lúc phải bố trí làm ca 3 mới có hàng để xuất đúng kế hoạch nhưng năm nay, công nhân chỉ làm 7-8 giờ/ngày.

Vị giám đốc này cũng thông tin: Cuối năm 2010, đối tác hứa hẹn đơn hàng tăng 20% - 25% nên công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, lắp thêm máy móc thiết bị, tuyển công nhân… nhưng do kinh tế châu Âu suy thoái, tiêu dùng giảm nên đơn hàng chỉ tăng nhẹ. Đơn hàng cho năm 2012 chưa ký được, khách hàng còn thông báo sẽ giảm đặt hàng khiến ban giám đốc công ty đứng ngồi không yên. “Giờ máy móc hoạt động không hết công suất, công nhân không có việc làm buộc lòng chúng tôi phải tăng cường sản xuất hàng nội địa và “chạy” các chương trình khuyến mãi để bán hàng, chấp nhận không có lãi nhằm duy trì sản xuất và “nuôi” công nhân”- ông than.

Dệt may điêu đứng

Trái với diễn biến thị trường năm 2010, càng về cuối năm đơn hàng càng dồi dào, từ tháng 10 năm nay, nhiều DN dệt may (nhất là DN vừa và nhỏ) rơi vào tình trạng “đói” đơn hàng xuất khẩu.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tình hình chung là hợp đồng xuất khẩu sang 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật, châu Âu đang giảm 10% - 15% so với đầu năm. Dự báo, tình hình năm 2012 cũng không sáng sủa hơn do thị trường xuất khẩu dệt may bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ ở châu Âu, Mỹ và xu hướng người dân trên thế giới thắt chặt chi tiêu. Nhiều DN nỗ lực tìm kiếm khách mua hàng mới tại Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông nhưng sức mua của các thị trường này còn hạn chế. Thị trường Nga có tiềm năng hơn nhưng các DN Việt Nam chưa khai thác được. “Mọi năm, đầu tháng 11, các DN đã thỏa thuận xong đơn hàng cho năm 2012 nhưng năm nay, nhiều DN chưa gút được đơn hàng và giá cả. Ngay cả đơn hàng cho quý I, quý II/2012 cũng chưa nhiều. Một số DN cho hay: Theo thông tin từ các đối tác, lượng hàng thỏa thuận đặt sản xuất cho năm 2012 sẽ giảm 15% - 20%.

Theo ghi nhận của chúng tôi, do áp lực thiếu đơn hàng, hiện một số DN dệt may phải giảm giờ làm còn 5-6 giờ/ngày, cắt giảm công nhân hoặc cho công nhân luân phiên nghỉ không hưởng lương.

Ông Phùng Đình Ngọ, Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Bình Hòa (TPHCM), cho biết công ty ông đã chuyển sang gia công cho các DN lớn trong nước chứ không gia công trực tiếp cho các nhà nhập khẩu như trước đây. “Thị trường nội địa nhỏ hẹp, thị phần đã chia sẵn nên DN xuất khẩu cũng khó chen chân vào. Không còn cách nào khác, chúng tôi chấp nhận thắt lưng buộc bụng, chờ qua giai đoạn khó khăn chung. Hiện toàn công ty chỉ còn hơn 100 công nhân, bằng 1/4 so với cao điểm những năm trước”- ông Phùng Đình Ngọ lo ngại.
 
                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Yên Thủy hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Yên Thủy còn 4.028 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,93%. Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010- 2015 nêu rõ, trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo. Đây là một trong những thách thức lớn đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Xác định phát triển kinh tế, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, ngay từ đầu năm, Yên Thủy đã chú trọng xây dựng, nhân rộng điển hình kinh tế, đẩy mạnh dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn coi như hướng đi chính để XĐ-GN bền vững.

Các doanh nghiệp tỉnh tích cực chuẩn bị hàng hóa dịp Tết Nhâm Thìn 2012

(HBĐT) - Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2012 nên ngay từ lúc này, các doanh nghiệp trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết. 4 doanh nghiệp lớn gồm: Công ty TNHH Anh Phong, Công ty CP thương mại Định Nhuận, Công ty TNHH MTV Phương Khương, doanh nghiệp tư nhân Phượng Sáng đã nhập về một lượng lớn hàng hóa, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: dầu ăn, nước mắm, thực phẩm đông lạnh, đường, sữa, bánh, kẹo…

Vàng trong nước tăng trước giảm sau

Giá vàng trong nước lúc 15g chiều nay đảo chiều giảm 200.000 đồng so với đầu giờ sáng nay. Vàng SJC phiên giao dịch chiều mua vào ở mức 46,1 triệu đồng/lượng, bán ra mức 46,3 triệu đồng/lượng.

Đóng điện trạm biến áp 500 kV lớn nhất nước

Ngày 16-11, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) đã đóng điện thành công Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa. So với những trạm biến áp 500 kV đã được thi công trước đây, đến thời điểm này, đây là trạm biến áp 500 kV lớn nhất Việt Nam về công suất và quy mô. NPT cho biết, Trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa được xây dựng trên diện tích gần 17ha thuộc địa bàn 3 xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với tổng mức đầu tư 1.221 tỷ đồng.

Bộ Tài chính sắp công bố kết quả kiểm tra kinh doanh xăng dầu

Như Báo SGGP đã phản ánh, hội thảo “Tái cấu trúc DNNN” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 15-11 đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, dư luận. Có ý kiến cho rằng, muốn tái cấu trúc DNNN một cách có hiệu quả cần thay đổi nhận thức, quan điểm vai trò chủ đạo của khu vực này. Nhà nước không nên sử dụng DNNN như một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường.

Ngăn chặn gom lương thực xuất khẩu

TT - Ngày 16-11, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục