Nhân dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu hoạch ngô lai đạt năng suất khá.
(HBĐT) - Anh Đinh Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý (Đà Bắc) cho biết: Nằm cách trung tâm xã 4 km với đường đất khó đi, Hào Phong là xóm 135 duy nhất của xã. Trước đây, nhiều hộ dân do điều kiện khó khăn đã buộc phải đi kinh tế mới, xóm có 18 hộ thì 15 hộ thuộc diện nghèo.
Tuy nhiên, nhắc đến Hào Phong hôm nay không chỉ người dân mà ngay cả những cán bộ xã Hào Lý cũng phải khâm phục tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên của bà con dân tộc nơi đây. Từ 15 hộ nghèo, đến nay xóm còn 5 hộ nghèo, thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/người/năm so với 8 triệu đồng/người/năm của xã, đặc biệt từ nhiều năm nay, xóm không còn hộ phải cứu đói hoặc hỗ trợ tết như trước đây.
Có được sự chuyển biến đó chính là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Người dân trong xóm đã chủ động áp dụng và triển khai hiệu quả. Anh Bùi Văn Tha, Trưởng xóm Hào Phong cho biết: Kinh tế của xóm bắt đầu có sự chuyển biến từ năm 2000 khi xóm đưa vào trồng đại trà giống khoai tầng và gừng. Xóm có ít ruộng, chủ yếu là đất đồi rừng trong khi đường sá đi lại khó khăn nên dù đã trồng thử nghiệm nhiều loại giống cây trồng nhưng chỉ có giống khoai tầng và gừng tỏ ra phù hợp.
Xuất phát từ thực tế đó, người dân trong xóm đã đưa 2 giống cây này vào trồng đại trà quy mô lớn để phát triển kinh tế. ông Đinh Văn Toàn, một trong những hộ dân đầu tiên đưa vào trồng thử 2 giống cây trồng này cho biết: Cả khoai và gừng đều là cây trồng phù hợp với chất đất, vốn đầu tư không quá cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, với những loại cây trồng này, người dân không quá vất vả trong việc tiêu thụ sản phẩm do đến mùa, thương lái vào tận vườn thu mua. Đến nay, 100% hộ dân trong xóm đều đã trồng khoai tầng và gừng. Bên cạnh đó, Hào Phong còn phát triển mô hình rừng - vườn - ao - chuồng. ông Bùi Văn Quy, một hộ dân xóm Hào Phong cho biết: Với hầu hết hộ dân ở đây kinh tế chủ yếu dựa vào đất vườn, diện tích đất có hạn trong khi điều kiện canh tác ngày càng khó khăn do nước tưới khan hiếm nên chúng tôi giữ đất bằng cách phát triển kinh tế rừng theo vành đai, ở trên cao trồng keo luồng, thấp hơn có thể trồng gừng, khoai tầng. Ngoài ra, nhiều hộ cũng đầu tư chăn nuôi gia súc để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và đào ao thả cá.
Chính nhờ phát triển được cây trồng thế mạnh và tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, nhiều hộ dân ở Hào Phong đã có mức thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu. Tiêu biểu như hộ gia đình các ông: Bùi Văn Quy, Bùi Văn Quân, chị Đinh Thị Nhiêu có mức thu nhập hàng chục triệu đồng từ trồng rừng, trồng khoai tầng và phát triển chăn nuôi gia súc.
Kinh tế dần ổn định, người dân xóm Hào Phong đã có điều kiện tập trung một phần nguồn lực kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất cho xóm cùng với các dự án của Đảng và Nhà nước. Trong năm, từ nguồn vốn của Chương trình 135, xóm được đầu tư xây dựng 1 mương bai phục vụ tưới tiêu cho hơn 3 ha ruộng nước, tu sửa hệ thống nước sinh hoạt.
Phương Linh
Trả lời báo chí về việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách, cho rằng Nhà nước chỉ nên giữ vốn ở khu vực quan trọng và nên thoái vốn sớm khỏi những khu vực khác.
Ngày 18/11, tại Bali (Indonesia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; ASEAN+3; ASEAN – Hoa Kỳ và Hội nghị Cấp cao Mê Công-Nhật Bản. Bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã gặp và trao đổi với một số Nhà Lãnh đạo các nước về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.
(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/Tư về nông nghiệp - nông thôn và nông dân xác định: Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển và xây dựng NTM. Từ đây, nhiều công trình từ sức dân đã và đang hình thành ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện người nông dân còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, làm thế nào để phát huy sức dân, để nông dân tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo kiến thiết nông thôn, rút dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã và đang là vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 5 km, Nà Mèo là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Mai Châu. ông Hà Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Nà Mèo cho biết: Do địa hình chủ yếu là đất đồi dốc nên diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa ít.
(HBĐT) - Thực hiện hợp phần ngân sách phát triển xã chu kỳ I, năm 2011, Dự án giảm nghèo giai đoạn II huyện Yên Thủy triển khai 40 tiểu dự án gồm: 12 tiểu dự án giao thông, 22 tiểu dự án thủy lợi và 6 tiểu dự án tư vấn với tổng vốn đầu tư hơn 3,2 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường công tác quản lý, giám sát chất lượng các công trình; điều chuyển vốn, cắt giảm, giãn hoãn một số công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện; đình hoãn và giãn tiến độ thi công một số công trình chưa thực sự cấp bách và không được bố trí vốn trong năm 2011.