Đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó BCĐ Xây dựng NTM tỉnh  kiểm tra tình hình thực hiện NTM tại trạm y tế xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó BCĐ Xây dựng NTM tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện NTM tại trạm y tế xã Hiền Lương (Đà Bắc).

(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/Tư về nông nghiệp - nông thôn và nông dân xác định: Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển và xây dựng NTM. Từ đây, nhiều công trình từ sức dân đã và đang hình thành ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện người nông dân còn nghèo, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, làm thế nào để phát huy sức dân, để nông dân tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo kiến thiết nông thôn, rút dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn đã và đang là vấn đề đặt ra trong tiến trình xây dựng NTM.

 

Là tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân thấp nên xây dựng NTM sẽ là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó BCĐ Xây dựng NTM tỉnh.  

 

PV: Xin đồng chí cho biết việc triển khai xây dựng NTM ở Hoà Bình đang được thực hiện như thế nào?

 

Đồng chi Hoàng Văn Tứ: Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn, chúng tôi đã tổ chức thực hiện từ mô hình thí điểm năm 2009 và triển khai năm 2010. Đến nay đã xây dựng xong hệ thống các văn bản, đề án, kế hoạch. Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 02 về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Đó là văn kiện quan trọng giúp chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, đang kiện toàn và triển khai đồng bộ tới BCĐ các cấp từ tỉnh, huyện, xã và thôn để xây dựng các chương trình cụ thể. Đến nay đã có 191 xã (đạt 100%) đã thành lập ban quản lý cấp xã và 70% thôn, xóm, bản đã thành lập ban phát triển thôn (khoảng 1.400 xóm). Ban chỉ đạo đã khảo sát đánh giá tình trạng của các xã và so sánh các tiêu chí đạt được, từ đó, xây dựng các đề án, quy hoạch cho các xã sao cho phù hợp. Trên cơ sở đó, triển khai mạnh mẽ công tác lập quy hoạch, xây dựng NTM.

 

Từ cuối năm 2010, tỉnh ta đã thực hiện thí điểm việc lập quy hoạch tại 11 xã. Hiện, 11 xã điểm đã hoàn thành công tác lập quy hoạch. Kế hoạch năm 2011 sẽ hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM cho 144 xã (đạt 70% tổng số xã trên địa bàn tỉnh). Cùng với đó, đã tích cực chỉ đạo các cấp tổ chức triển khai tập huấn chỉ đạo xây dựng NTM. Hiện, có 41 xã điểm triển khai thực hiện từ nay cho đến năm 2015 (trong đó có 11 xã điểm của tỉnh, 30 xã điểm của huyện, thành phố).

 

PV: Trong xây dựng NTM, quan trọng nhất là phát huy vai trò chủ thể của người nông dân. Vậy theo đồng chí, cần làm gì để huy động sức dân tham gia xây dựng các công trình?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Trong công cuộc xây dựng NTM, nông dân là chủ thể. Vai trò này thể hiện trong việc tham gia ý kiến vào đề án và bản đồ quy hoạch NTM cấp xã; tham gia lựa chọn những công việc gì cần làm trước, cần làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương. Ngoài ra, nông dân có quyền quyết định mức đóng góp các công trình công cộng của thôn, xã; cử đại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm gì để phát huy vai trò chủ thể của người dân trong điều kiện phần lớn đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp? Trong khi đó, đòi hỏi của công cuộc xây dựng NTM phát huy vai trò nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống gồm các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường... nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng. Đây lại là vấn đề khó. Kinh nghiệm phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng NTM ở các xã xác định mục tiêu tiên quyết là phải vận động người dân tham gia quá trình xây dựng NTM ngay từ đầu. Sau gần 1 năm triển khai, người dân đồng tình chủ trương xây dựng NTM bởi trong cách làm, xã chọn mỗi khu hành chính từ 3-5 nông dân tiêu biểu, có uy tín, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng làm nòng cốt triển khai xây dựng NTM, từ đó dễ dàng tạo sự chuyển biến trong từng hộ gia đình, từng người dân. Thực tế thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã làm tốt việc phát huy nguồn lực nông dân để xây dựng và phát triển nông thôn, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Vấn đề quan trọng đặc biệt hiện nay là các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể, nhất là cấp xã phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. Mỗi cán bộ, đảng viên phải là những đầu tàu trong phong trào này. Có như vậy mới huy động được sức dân tham gia quá trình xây dựng NTM theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

 

PV: Thưa đồng chí, với mô hình thí điểm tại 11 xã đã triển khai thực hiện, có thể rút ra kinh nghiệm gì trong cách thức xây dựng NTM tại tỉnh?

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ: Chặng đường xây dựng NTM mới chỉ bắt đầu nên nói về kinh nghiệm là chưa có nhiều nhưng có thể rút ra: đó là quán triệt tư tưởng cho các cấp lãnh đạo, chính quyền và người dân. Từ đó xác định được trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trong quá trình thực hiện, xây dựng NTM là sự nghiệp, cuộc cách mạng quan trọng có tính chất lâu dài để phát triển bền vững. Quá trình này đỏi hỏi một cách chuyên nghiệp, bền bỉ, kiên trì.

 

Bên cạnh đó chính là cơ chế, chính sách, sự hoạch định ngay từ xây dựng đề án quy hoạch như thế nào, cơ chế vận hành ra sao sẽ là yếu tố quyết định đòi hỏi phải thực hiện ngay từ đầu để có thể triển khai đồng bộ.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                           Hải Linh

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người dân xóm Nghia,  xã Lạc Sĩ  (Yên Thủy) được hưởng lợi từ tiểu  dự án đường dân sinh có tổng vốn đầu tư gần 100 triệu đồng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xuất khẩu gặp khó

Đơn hàng sụt giảm, chưa ký được thỏa thuận xuất khẩu cho năm 2012 khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, phải cắt giảm lao động

Chọn nhà thầu Trung Quốc: Rẻ hóa đắt

Những năm gần đây, hàng loạt dự án điện, xi măng nhà thầu Trung Quốc thắng thầu thi công tại Việt Nam, vì có giá bỏ thầu thấp. Nhưng khi triển khai phần lớn chậm tiễn độ, sự cố hỏng hóc liên tục xảy ra khiến nhiều dự án bị đội vốn, rẻ hoá đắt.

Hàng Việt tại các trung tâm thương mại - Đứng ngoài cuộc chơi

Cùng với việc “thay áo mới” cho các chung cư, tòa nhà cũ hoặc các dự án nâng cấp, mở rộng khách sạn tại các thành phố lớn của Việt Nam, các trung tâm thương mại (TTTM) cũng được hình thành ngày càng nhiều. Điều đáng lưu ý, công trình càng được xây dựng hiện đại thì hàng Việt càng không có chỗ đứng. Tại nhiều TTTM, hàng Việt chiếm chưa đầy 5%! Nhiều ý kiến lo ngại, trong vài năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành “vùng trũng” để tiêu thụ hàng ngoại.

Làm đẹp báo cáo ngân hàng?

Thông tin NHNN ngày 14.11 đã giải thoát một số khoản mục cho vay vốn khỏi nhóm phi sản xuất đã được các DN kinh doanh, xây dựng BĐS đón nhận một cách dè dặt.

Giải ngân ODA năm 2011 dự kiến sẽ cao hơn so với năm 2010

Theo dự kiến của Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011 Việt Nam sẽ giải ngân được khoảng 3,650 tỷ USD vốn ODA, cao hơn con số 3,541 tỷ USD của năm 2010.

Yên Thủy hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Yên Thủy còn 4.028 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,93%. Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010- 2015 nêu rõ, trung bình mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo. Đây là một trong những thách thức lớn đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Xác định phát triển kinh tế, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, ngay từ đầu năm, Yên Thủy đã chú trọng xây dựng, nhân rộng điển hình kinh tế, đẩy mạnh dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn coi như hướng đi chính để XĐ-GN bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục