Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm Trung tâm BTXH tỉnh.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm Trung tâm BTXH tỉnh.

(HBĐT) - Được thành lập ngày 4/1/1992 theo Quyết định số 02/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Trong 20 năm qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) tỉnh đã thực hiện tốt chức năng tiếp nhận, nuôi dưỡng lâu dài trẻ mồ côi, người già cao tuổi cô đơn, người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS, diện không nơi nương tựa; nuôi giữ những người tâm thần, lang thang trên địa bàn tỉnh cũng như đã góp phần hỗ trợ đắc lực công tác trợ giúp các đối tượng xã hội ở cộng đồng.

 

Sau 20 năm thành lập, TTBTXH tỉnh đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ từng bước trưởng thành, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, trang bị ngày càng đầy đủ đảm bảo năng lực tiếp nhận, nuôi dưỡng thường xuyên từ 120 - 140 lượt đối tượng. Tính từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận và nuôi dưỡng 1.228 đối tượng, trong đó có 1.078 đối tượng đã trở về hòa nhập  cộng đồng, 67 đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm trên 10 năm. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng các địa phương trong và ngoài tỉnh tìm mái ấm gia đình cho trên 700 cháu làm con nuôi của các gia đình ở trong và ngoài nước.

 

Hiện nay, TTBTXH tỉnh đang nuôi dưỡng 84 đối tượng, trong đó có 18 người cô đơn, 32 trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh, 1 trẻ nhiễm HIV, 14 người tâm thần, 19 người tàn tật. Những người được tiếp nhận, chăm sóc tại Trung tâm thường xuyên được quan tâm, chăm sóc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bổ sung chế độ dinh dưỡng, bố trí cán bộ có chuyên môn về y tế theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày. Tổ chức mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng, chăm lo khám và điều trị bệnh kịp thời cho các đối tượng khi bị ốm đau. Các cháu dưới 60 tháng tuổi đều được tiêm vaccin đầy đủ, theo định kỳ. Cùng với đó, việc chăm lo về đời sống tinh thần và vật chất cho các đối tượng cũng đã được Trung tâm thường xuyên chăm lo tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, duy trì các hoạt động thể dục, thể thao. Công tác tổ chức học văn hóa, học nghề cũng được Ban giám đốc Trung tâm quan tâm. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc học văn hóa gắn với rèn luyện nhân cách đạo đức. Hàng năm, Trung tâm có 100% các cháu được lên lớp, trong đó, tỷ lệ khá, giỏi chiếm trên 40%. Đặc biệt đã có 8 cháu được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong năm học 1999 - 2000 đã có 2 cháu đạt giải nhì. Cùng với việc tổ chức học văn hóa, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động tư vấn định hướng nghề nghiệp cho các cháu lớn tuổi và phối hợp với các đơn vị chức năng mở các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện của địa phương như: làm chổi chít, mây - tre đan, dệt thổ cẩm, nghề mộc dân dụng. Đến nay đã có hơn 40 cháu trưởng thành và có việc làm ổn định tự nuôi sống bản thân.

 

Bên cạnh nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, trong những năm qua, Trung tâm đã tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hiệu quả các hoạt động nhân đạo tại địa phương. Từ nguồn hỗ trợ của các dự án nhân đạo của các tổ chức trong và ngoài nước như ODA Marseille (Cộng hòa Pháp) Danadopt (Đan Mạch), Losninos, Maps (Mỹ), Niềm hy vọng (Bỉ), TDH (Canada)..., trong những năm qua, TTBTXH tỉnh đã tiếp nhận được gần 25 tỷ đồng. Số tiền này ngoài việc dùng đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa nhà ở cho đối tượng, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ đóng góp học tập cho các cháu..., Trung tâm đã dùng để hỗ trợ phát triển một số quỹ phúc lợi tại cộng đồng. Trong lĩnh vực giáo dục đã bảo trợ cho gần 700 em học sinh nghèo, tàn tật ở một số địa phương trong tỉnh; giúp đỡ cho các em học sinh người Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) tivi, quần áo, chăn màn, sách bút; xây dựng phòng học và mua trang thiết bị cho trường Dân tộc nội trú Đà Bắc... Ngoài ra, số tiền đó cũng được dùng để giúp đỡ các hộ nông dân nghèo ở một số xã khó khăn trong tỉnh tổ chức các lớp chuyển giao KHKT, kn-kl, chăn nuôi, thú y, điện dân dụng, dạy nghề truyền thống; giúp đỡ các hộ nghèo mua trâu, bò làm sức kéo và sinh sản. Đến nay đã hỗ trợ mua được 221 con trâu, bò cho nông dân các xã đặc biệt khó khăn ở các huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc với tổng trị giá gần 2,5 tỷ đồng.

 

Để đạt được những kết quả đó, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, đơn vị đã luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, viên chức, lao động có nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, mỗi cán bộ, viên chức trong đơn vị cũng đã luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm không ngại khó, không ngại khổ trong công việc và luôn phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những cố gắng, nỗ lực đó, TTBTXH tỉnh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; 5 lần được UBND tỉnh, Bộ LĐ-TB&XH tặng bằng khen...

 

Trong những năm qua, TTBTXH tỉnh đã thực sự trở thành ngôi nhà chung đầy tình yêu thương, là chỗ dựa vững chắc cho các đối tượng là trẻ mồ côi, người già neo đơn, người bất hạnh không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh.  

 

           

                                                              Ngô Ngọc Thu

                                          Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

 

Các tin khác

Mô hình trồng su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc).
Người tiêu dùng nông thôn được hưởng chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Rau su su- cây trồng giúp nhiều nông dân Tân Lạc vươn lên làm giàu.  ảnh: Nông dân xã Quyết Chiến thu hoạch rau su su.

Vốn ưu đãi với chương trình an sinh xã hội ở Cao Phong

(HBĐT) - Những năm qua, bên cạnh các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, với nhiệm vụ là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình lớn của Chính phủ thông qua quản lý, phân bổ điều hành nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Cao Phong đã bám sát mục tiêu kế hoạch được giao và nghị quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai có hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi với các chương trình an sinh xã hội.

Thành phố Hòa Bình: Tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 12,2%

(HBĐT) - Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hòa Bình đạt 12,2%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản.

Đã kiểm soát được lạm phát?

Chính phủ đã trình Quốc hội và Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI) năm 2011 (CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước) không quá 7%.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh Bình Dương

Tối 31/12, tại Thành phố mới Bình Dương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (1/1/1997-1/1/2012) và tuyên dương doanh nghiệp - doanh nhân Bình Dương.

Việt Nam - điểm đến hàng đầu của các công ty Nhật

Nhờ việc thực hiện các chính sách mời gọi đầu tư hợp lý, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu trong danh sách lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2011 với tổng kim ngạch đầu tư là 1,84 tỷ USD.

Tổng Giám đốc Công ty An Thịnh được trao giải thưởng Sao đỏ

(HBĐT) - Giải thưởng Sao Đỏ là giải thưởng thường niên của Hội LHTN Việt Nam và Trung ương Hội DNT Việt Nam dành cho những doanh nhân thành đạt và có nhiều đóng góp cho xã hội, ra đời vào năm 1999, được tổ chức 2 năm 1 lần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục